ORAL PATHOLOGY BOOKS - PART I. HOW TO USE AND DOWNLOAD
GIỚI THIỆU SÁCH BỆNH LÝ MIỆNGPHẦN 1. TỔNG QUAN CÁCH SỬ DỤNG SÁCH, DOWNLOAD EBOOK
Ngày cập nhật gần nhất: 26/8/2020Bệnh học miệng theo những gì Harry được học tại một trường đại học ở Việt Nam là một bộ môn khá bao quát, bao gồm nhiều học phần như: Bệnh lý vùng miệng-mặt, Bệnh lý toàn thân có biểu hiện ở vùng miệng-mặt, Điều trị nội khoa các bệnh lý vùng miệng mặt trên người có/không bệnh lý toàn thân, Khám-chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trên, v.v... Mặc dù nha khoa nói chung được xếp vào nhóm ngành thuộc hệ Ngoại, tức can thiệp chính bằng các thủ thuật để điều trị bệnh, nhưng có thể xem Bệnh học miệng là phân ngành nha khoa hệ Nội vì chủ yếu dựa trên điều trị bằng thuốc. Đây có thể là đặc trưng ở các ngành Răng Hàm Mặt còn non trẻ, vì bạn Harry ở Myanmar cũng có tình trạng tương tự. Điều này khác hẳn với các nước phát triển, có sự chuyên môn hóa cao.
Vì khi dịch tên gọi này sang tiếng Anh có từ tương đương là "Oral Pathology". Chuyên ngành Oral Pathology tập trung chủ yếu vào Giải phẫu bệnh Răng-Hàm-Mặt, trong đó sẽ nắm về nền tảng bệnh học nói chung, đặc điểm giải phẫu bệnh của các loại bệnh lý vùng miệng-mặt và các kỹ thuật la-bô tương ứng. Vì vậy, theo Harry, thầy cô và sinh viên ở nước mình đều ít nhiều gặp khó khăn khi dạy và học bộ môn này. Thầy cô thì có quá nhiều thứ phải nắm bắt để bao quát và truyền đạt kiến thức, kiến thức càng rộng thì lại càng khó thể đi vào chiều sâu, tiến tới làm chủ kỹ năng thực hành. Còn sinh viên, học viên thì hoang mang trước một mảng kiến thức rộng lớn, không biết bắt đầu từ đâu, tham khảo nguồn nào. Ngoài ra, còn có vấn đề học lên cao theo định hướng bệnh học miệng (sẽ có một bài riêng về vấn đề này). Thời sinh viên, khi muốn tìm hiểu thêm ngoài bài giảng, Harry cũng phải tự tìm tòi trên thư viện và internet, nhưng không có ai gợi ý các tài liệu nào phù hợp giúp tiết kiệm thời gian chọn lựa sách, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. Bài viết dưới đây sẽ gợi mở các đầu sách chuyên ngành liên quan để các bạn có nhu cầu có thể tự tìm hiểu thêm và chọn lựa loại sách phù hợp cho mình nhé!Về lựa chọn sách và tài liệu Bệnh học miệng sẽ tùy thuộc vào mục đích và nội dung mà mình quan tâm là gì. Nói chung, Harry thường kết hợp 3 nhóm tài liệu sau đây:
Vì khi dịch tên gọi này sang tiếng Anh có từ tương đương là "Oral Pathology". Chuyên ngành Oral Pathology tập trung chủ yếu vào Giải phẫu bệnh Răng-Hàm-Mặt, trong đó sẽ nắm về nền tảng bệnh học nói chung, đặc điểm giải phẫu bệnh của các loại bệnh lý vùng miệng-mặt và các kỹ thuật la-bô tương ứng. Vì vậy, theo Harry, thầy cô và sinh viên ở nước mình đều ít nhiều gặp khó khăn khi dạy và học bộ môn này. Thầy cô thì có quá nhiều thứ phải nắm bắt để bao quát và truyền đạt kiến thức, kiến thức càng rộng thì lại càng khó thể đi vào chiều sâu, tiến tới làm chủ kỹ năng thực hành. Còn sinh viên, học viên thì hoang mang trước một mảng kiến thức rộng lớn, không biết bắt đầu từ đâu, tham khảo nguồn nào. Ngoài ra, còn có vấn đề học lên cao theo định hướng bệnh học miệng (sẽ có một bài riêng về vấn đề này). Thời sinh viên, khi muốn tìm hiểu thêm ngoài bài giảng, Harry cũng phải tự tìm tòi trên thư viện và internet, nhưng không có ai gợi ý các tài liệu nào phù hợp giúp tiết kiệm thời gian chọn lựa sách, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. Bài viết dưới đây sẽ gợi mở các đầu sách chuyên ngành liên quan để các bạn có nhu cầu có thể tự tìm hiểu thêm và chọn lựa loại sách phù hợp cho mình nhé!Về lựa chọn sách và tài liệu Bệnh học miệng sẽ tùy thuộc vào mục đích và nội dung mà mình quan tâm là gì. Nói chung, Harry thường kết hợp 3 nhóm tài liệu sau đây:
- Sách chuyên ngành tiếng Việt: để có nền tảng kiến thức chuyên môn.
- Sách chuyên ngành tiếng Anh: để học từ vựng, cách diễn đạt bằng tiếng Anh, bổ sung các kiến thức mà sách tiếng Việt (do có số lượng hạn chế hơn) chưa đề cập đến.
- Tài liệu khác, chủ yếu là bài báo trên tạp chí uy tín hoặc các nền tảng thư viện dữ liệu online như Pubmed và Medline, Cochrane, v.v...: để cập nhật các kiến thức theo từng năm, vì sách cần thời gian viết, cập nhật, in ấn, xuất bản lâu hơn, giá lại đắt hơn.
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH SỬ DỤNG SÁCH
Mục tiêu 1: Tra cứu bệnh lý chưa rõ, trình bệnh án, tự học theo từng bệnh
- Ghi nhớ dàn ý căn bản khi trình bày một bệnh lý hay khi trình bệnh án: Khái quát, Dịch tễ, Bệnh căn, Đặc điểm lâm sàng, Cận lâm sàng (Chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch, vi sinh, v.v...), Điều trị và Tiên lượng.
- Lưu ý tên bệnh bằng tiếng Anh thường được thầy cô cung cấp trong bài giảng.
- Dùng thuật ngữ đó để tra cứu bệnh lý trong các sách liên quan, thông thường là phần cận lâm sàng và điều trị sẽ có nhiều thay đổi nhất, do ngày càng có nhiều kỹ thuật mới. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đi sâu vào cơ chế sinh học phân tử và hóa mô miễn dịch.
Mục tiêu 2: Soạn chuyên đề bệnh lý, tự học theo nhóm bệnh lý
- Tham khảo tài liệu tiếng Việt để có bảng phân loại hay danh sách bệnh thường gặp, thông thường các thầy cô đã giúp chúng ta hệ thống các nhóm bệnh cũng như các bệnh thường gặp trong bài giảng. Nếu quan sát và ngẫm nghĩ, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về cách phân loại bệnh lý vùng đầu-cổ không được khái quát hóa lắm; vì thực ra có nhiều nhóm bệnh rất hiếm gặp, chẳng hạn như bướu mô mềm, nên trong các sách hoặc chương trình đại học được lược bỏ bớt để người học đỡ rối rắm.
- Từ bảng phân loại đó, bắt đầu tìm kiếm các chương sách có liên quan, không cần đọc hết cả cuốn hoặc cả chương, lấy ra các thông tin cần thiết, hình ảnh minh họa.
Mục tiêu 3: Tìm hình ảnh bệnh lý
- Biết tên tiếng Anh của bệnh lý
- Tìm theo từ khóa trong các sách bệnh lý bên dưới. Đối với một số bệnh lý ít gặp sẽ không có hình, có thể kết hợp tìm hình trên Internet, tốt nhất là lấy từ các bài báo, hình trên website thì cần đánh giá độ tin cậy khi sử dụng.
CÁCH CÓ SÁCH EBOOK
Một số cách có được cuốn sách mình cần, chủ yếu ở đây mình nói về ebook (sách điện tử). Mình xếp theo thứ tự từ cách miễn phí đến có tính phí tăng dần:
- Sách đã được upload (tải lên) bản pdf miễn phí. Mọi người vào Google, gõ tên sách + book free/free download rồi xem thử coi có ai share link tải sách hay không. Ví dụ sách Basic Pathology phiên bản mới nhất mình vừa download được trong đường link này. Một số trang web tìm kiếm và download sách miễn phí:
- https://www.pdfdrive.com/. Trang này hiện có hơn 84 triệu đầu sách đa thể loại, kể cả sách nha khoa, định dạng pdf.
- https://www.academia.edu/. Cộng đồng chia sẻ sách, ai có sách thì upload, ai cần sách thì download xuống dùng thôi!Các sách y khoa mọi người có thể truy cập: https://medicostimes.com/ để download miễn phí nè!
- Cách tiếp theo là tham gia trong group facebook: https://www.facebook.com/groups/Dental.Books/. Lưu ý có nhiều group dạng này, trên đây chỉ là một ví dụ, mọi người có thể tham gia nhiều group để tìm thêm sách mình cần. Đây là một private group (nhóm riêng) chuyên chia sẻ sách nha khoa, nhưng rất thân thiện, chỉ cần gửi yêu cầu sẽ được accept (chấp nhận) vào nhóm. Khi vào trong, mọi người có thể vô mục Hình ảnh (Photos) để tìm loại sách mình cần, nhấp vào hình đó, sẽ ra các đường link (liên kết) do các thành viên chia sẻ bản pdf của sách (thường thông qua tài khoản Google). Nếu không tìm được, mọi người có thể chụp hình bìa sách mình cần, rồi viết post trong group nhờ giúp đỡ, lúc đó thành viên nào có họ sẽ chia sẻ cho mình, dĩ nhiên phải chờ đợi một thời gian. Lưu ý, vì là group miễn phí nên không phải sách nào cũng có đâu ạ, nhưng Harry thấy có nhiều sách lắm, đọc không hết luôn í!
- Đăng ký tài khoản trên trang https://dental-library.com/, sau khi đăng ký thành viên bằng các thông tin cơ bản, đóng phí thành viên 60$/năm, mọi người có thể truy cập và download toàn bộ các sách hiện có trong thư viện, được phân chia theo từng chuyên ngành. Riêng sách Bệnh học miệng là có trên 100 đầu sách. So với mua từng đầu sách (mục 4) thì hình thức này sẽ có lợi hơn nhiều. Tuy nhiên, chất lượng sách có thể không tốt bằng, vì một số sách được scan lại từ sách gốc chứ không phải ebook.
- Mua trên Google Book, Amazon hoặc các trang web bán sách khác. Ai có tài khoản Google, Amazon, v.v... thì đều thực hiện được. Sách mua xong có thể lưu lại trong tài khoản Google Book, Kindle (đối với Amazon book) của bạn hoặc tải về máy đối với các trang web khác, khi cần thì mở lên. Giá ebook sẽ tương đối mềm hơn so với sách giấy. Mà lưu ý, có thể có giới hạn số lần copy-paste nội dung. Cụ thể là, khi soạn bài, mình copy nội dung của sách sang các file khác (như MS Word, Powerpoint) cho nhanh, nhưng chỉ được 5-10% gì đó thì nó không cho copy nữa.
CÙNG CHỦ ĐỀ
- Tổng quan cách sử dụng sách bệnh học miệng
- Các môn học bổ trợ (giải phẫu, mô-phôi, sinh lý, v.v...)
- Bệnh lý học vùng miệng-mặt:
- Thuật ngữ, khái niệm căn bản, khám và chẩn đoán bệnh lý vùng miệng-mặt
- Các bệnh lý vùng miệng-mặt và đầu-cổ
- Nội khoa vùng miệng
- Sách chuyên đề:
- Đau vùng miệng-mặt
- Bệnh lý nhiễm vùng miệng-mặt
- Biểu hiện các bệnh toàn thân/hệ thống ở vùng miệng-mặt, Xử trí bệnh lý vùng miệng-mặt trên BN có bệnh toàn thân, Điều trị nội khoa các bệnh lý vùng miệng-mặt (Oral Medicine)
- Các kỹ thuật xét nghiệm bệnh lý vùng miệng-mặt
- Ung thư hốc miệng
- Dược lý học trong nha khoa
- Giải phẫu bệnh Răng Hàm Mặt
Cuối cùng, xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến nội dung của blog. Nếu thấy bổ ích hãy lưu lại để khi cần dùng đến nhé! Đừng quên bấm đăng ký để theo dõi các bài viết mới từ blog của mình.
Nhận xét