ADA Interim Guidance for Minimizing Risk of COVID-19 Transmission
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI CỦA ADA
ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ LAN TRUYỀN COVID-19
Toàn văn tiếng Anh tham khảo tại đây.
Ghi chú
- ADA: American Dental Association - Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ
- CDC: Centers for Disease Control and Prevention - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh
TRƯỚC CAN THIỆP NHA KHOA
1. Trang bị cho nhân sự nha khoa
- Đảm bảo an toàn cho nhân sự nha khoa
- Tiêm vaccine cúm mùa.
- Ưu tiên nhân sự không có các nguy cơ dễ lây nhiễm và trở nặng như: tuổi cao, có bệnh mạn tính (như bệnh lý suy giảm miễn dịch) và phụ nữ mang thai làm việc trong giai đoạn dịch bệnh.
- Tất cả nhân sự nha khoa cần thường xuyên tự theo dõi các triệu chứng về hô hấp (ví dụ: ho, khó thở, đau họng) và kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày. Cần chuẩn bị số liên lạc với cơ quan chủ quản khi có nhân sự nghi nhiễm.
- Bố trí nhân sự nha khoa đã khỏi bệnh COVID-19 (những người được xác định khỏi bệnh COVID-19 trên lâm sàng và có thể có miễn dịch bảo vệ) để can thiệp trên các bệnh nhân (BN) COVID-19 đã xác định hay nghi ngờ.
- Đảm bảo dự trữ đầy đủ trang thiết bị và vật tư bảo hộ cá nhân như khẩu trang phẫu thuật, áo choàng phẫu thuật, găng phẫu thuật và tấm che mặt.
- Bố trí phòng khám
- Không để tạp chí, sách báo, đồ chơi hoặc các vật dụng khó khử nhiễm mà nhiều người hay đụng chạm trong phòng khám.
- In ấn và trưng bày tờ rơi, ấn phẩm có các khuyến cáo cơ bản cho BN về nguyên tắc giữ vệ sinh, cách xử trí khi ho và dãn cách xã hội.
- Lên lịch hẹn
- Lên lịch hẹn đủ thời gian để hạn chế tối đa tiếp xúc giữa hai BN trong phòng đợi.
- Nhắc nhở BN không đi cùng người nhà nếu không thật sự cần thiết, như người lớn tuổi, trẻ em, người tàn tật, v.v... Người đi theo cũng phải được tầm soát nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
2. Tầm soát tình trạng nhiễm COVID-19 và hướng xử trí khi điều trị nha khoa
- Tầm soát COVID-19 qua điện thoại
- Cố gắng tầm soát BN qua các phương tiện liên lạc như điện thoại, tin nhắn hoặc cuộc gọi ghi hình (video call) trước khi đến phòng khám.
- Ai được điều trị tại phòng khám?
- Các BN cần điều trị khẩn không có các triệu chứng như sốt, đau họng, ho, khó thở.
- Các BN cần điều trị khẩn có sốt liên quan trực tiếp đến bệnh lý nha khoa (đau do viêm tủy và quanh chóp cấp, sưng trong miệng), nhưng không có các triệu chứng khác của bệnh COVID-19 như đau họng, ho, khó thở.
- Các BN cần điều trị khẩn có triệu chứng của bệnh lý hô hấp phải được chuyển đến các trung tâm cấp cứu có trang bị đầy đủ phương tiện phòng ngừa lây nhiễm.
- Có thể tham khảo thêm Bảng phân loại BN 2 và 3 trong bài viết "Lược trích các khuyến cáo chuyển đổi trong điều trị nha khoa"
3. Hướng dẫn cho bệnh nhân (BN) đến khám
- Dãn cách xã hội và khu vực phòng chờ
- Nếu phòng chờ không đủ đảm bảo dãn cách xã hội (cách nhau 2m), BN có thể chờ trong xe hơi riêng hoặc bất kỳ nơi nào ngoài phòng khám và có điện thoại để liên lạc với phòng khám khi đến lượt.
- Nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn
- Đối với bất kỳ BN nào (dù âm tính hay dương tính với COVID-19) cũng phải tuân thủ nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm trong phòng khám như: rửa tay với nước sát khuẩn chứa cồn 60-95%, không sờ chạm các vật dụng trong khu vực phòng khám, tầm soát BN trước điều trị, trang bị vật tư bảo hộ.
TRONG LÚC CAN THIỆP NHA KHOA
4. Dự phòng tiêu chuẩn, dự phòng lây nhiễm và trang thiết bị bảo hộ cá nhân (Personal Protective Equipment - PPE)
- Các dự phòng tiêu chuẩn: rửa tay, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, nguyên tắc vệ sinh đường thở (khi ho, hắt hơi, v.v...), đảm bảo an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn, thực hành tiêm thuốc an toàn, tiệt trùng dụng cụ và thiết bị, vệ sinh và khử nhiễm các bề mặt làm việc.
- Các dự phòng lây nhiễm: dãn cách vị trí ngồi chờ của BN, thông khí trong phòng phù hợp, bảo vệ đường hô hấp (ví dụ, khẩu trang N95) cho nhân sự nha khoa, trì hoãn các can thiệp không khẩn cấp.
- Sử dụng khẩu trang và bảo vệ đường hô hấp
- Mang khẩu trang phẫu thuật, kính bảo hộ có tấm che kín hoặc tấm che mặt để bảo vệ niêm mạc mắt, mũi và miệng trong thời gian can thiệp khỏi các nguồn lây nhiễm từ dịch tiết của BN.
- Khẩu trang phẫu thuật chỉ sử dụng cho một người và thay khẩu trang thường trên mỗi BN.
- Nếu khẩu trang bị ướt hoặc rách hoặc gây khó thở, nên thay khẩu trang mới, vứt khẩu trang cũ đúng nơi quy định.
- Cách mang và tháo trang thiết bị bảo hộ, xem thêm tại đây.
5. Kỹ thuật lâm sàng (Tay khoan, trang thiết bị khác, v.v...)
- Vì SARS-CoV-2 có thể nhạy cảm với sự oxi hóa, có thể sử dụng hydrogen peroxide 1,5% hoặc povidone 0,2% để súc miệng trước can thiệp nha khoa. Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy hiệu quả kháng virus của bất kỳ loại súc miệng nào trên SARS-CoV-2. Liên quan đến nước súc miệng có thể tham khảo thêm bài viết "Mạn đàm về lựa chọn nước súc miệng trong thực hành nha khoa thời COVID-19".
- Có thể sử dụng các loại phim X-quang ngoài mặt như phim toàn cảnh hoặc CBCT để thay thế cho các phim trong miệng trong thời gian dịch bệnh vì không gây tăng tiết nước bọt hoặc phản xạ ho, nôn ói trên BN.
- Hạn chế tối đa các thủ thuật tạo ra hạt khí dung, ưu tiên các dụng cụ tay.
- Sử dụng đê cao su trong các can thiệp tạo ra khí dung.
- Sử dụng kỹ thuật 4 tay (BS và phụ tá) để kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Sử dụng loại tay khoan chống hút ngược giúp tăng cường phòng ngừa lây nhiễm chéo.
- Nên sử dụng ống hút phẫu thuật để hạn chế lây nhiễm chéo.
- Sử dụng chỉ tự tiêu để giảm số lần đến phòng khám của BN.
- Hạn chế tối đa sử dụng đầu xịt 3 trong 1 (đầu xịt hơi và nước) vì có thể tạo ra nhiều giọt bắn
- Các dung dịch khử nhiễm (hypochlorite, ethanol) tay khoan và nguồn nước cho đầu xịt hơi-nước có hiệu quả giảm lây nhiễm virus, nhưng hiệu quả trên coronavirus người chưa được kiểm chứng.
6. Xử trí phơi nhiễm
Tuân thủ khuyến cáo của CDC trong trường hợp phơi nhiễm, ví dụ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của BN. Lưu ý, BN mang virus có thể không có triệu chứng. Yêu cầu BN làm xét nghiệm COVID-19 ngay lập tức sau điều trị nha khoa; nếu kết quả dương tính, nhân viên nha khoa cần thực hiện tự cách ly 14 ngày, đồng thời phòng khám phải thông báo cho tất cả BN được điều trị sau BN nhiễm đó.
SAU KHI KẾT THÚC CAN THIỆP NHA KHOA
7. Giữa các BN
- Vệ sinh trang thiết bị bảo hộ tái sử dụng (nếu được) bằng xà phòng và nước giữa hai BN.
- Các thiết bị dùng lại như tay khoan, máy chụp X-quang, ghế máy nha khoa và đèn phải được khử nhiễm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tay khoan phải được rửa sạch để loại bỏ các chất lắng đọng và tiệt trùng sau mỗi BN.
- Các bề mặt như tay nắm cửa, bàn, ghế, thang máy và nhà vệ sinh phải được lau chùi và khử nhiễm thường xuyên.
8. Hướng dẫn hậu phẫu cho BN
- Kê toa thuốc
- Mặc dù còn tranh cãi về việc sử dụng ibuprofen trên BN COVID-19 nhưng ibuprofen vẫn được khuyến cáo sử dụng trong giảm đau thông thường. Ví dụ, đau răng do tủy hay mô nha chu và sưng trong miệng trên người trưởng thành khỏe mạnh. Kết hợp NSAIDs và acetaminophen (ví dụ 400-600 miligrams ibuprofen và 1.000 mg acetaminophen) vẫn được khuyến cáo sử dụng.
- Liên quan đến chỉ định kháng sinh, khuyến cáo của ADA 2019 vẫn tiếp tục sử dụng trên bệnh lý viêm tủy không hồi phục có triệu chứng có/không viêm quanh chóp, hoại tử tủy và viêm quanh chóp có triệu chứng, hoại tử tủy và áp xe cấp tính tại chỗ.
9. Về nhà sau một ngày làm việc
- Các bước phòng ngừa nhiễm khuẩn từ chỗ làm về nhà: nhân sự nha khoa phải thay quần áo cá nhân trước khi rời phòng khám. Khi về nhà, cần cởi giày, quần áo và giặt riêng với các đồ khác, tắm gội ngay để phòng tránh lây nhiễm.
Nhận xét