ORAL PATHOLOGY BOOKS - PART VI. PHARMACOLOGY FOR DENTISTRY

 

GIỚI THIỆU SÁCH BỆNH LÝ MIỆNG

PHẦN 6. DƯỢC LÝ HỌC TRONG NHA KHOA

Ngày cập nhật: 15/12/2021

  1. Clinical Calculations Made Easy - Solving Problems Using Dimensional Analysis (2012), Gloria P. Craig, 5th edition. Sách cung cấp kiến thức và cách tính toán nhanh hàm lượng thuốc khi cần sử dụng cho bệnh nhân. Thông tin thiết thực cho ngành điều dưỡng, còn bác sĩ Răng Hàm Mặt thì tùy chuyên ngành, có thể tham khảo khi có nhu cầu.
  2. Essential Dental Therapeutics (2018), David Wray, Wiley Blackwell. Sách trình bày tóm lược thông tin về thuốc kê toa trong nha khoa, các bệnh lý toàn thân thường được điều trị bằng loại thuốc đó cũng như ảnh hưởng của thuốc đến can thiệp nha khoa.
  3. Lexicomp(R) Drug Information Handbook for Dentistry - Including Oral Medicine for Medically Compromised Patients & Specific Oral Conditions (2020), Richard L. Wynn, Timothy F. Meiller, Harold L. Crossley, 25th edition, Wolters Kluwer. Điểm nổi bật của quyển sách này so với các sách cùng thể loại là tính thực tiễn. Sách cung cấp các toa thuốc mẫu điều trị bệnh lý răng miệng thường gặp, các nguyên tắc kê toa thuốc và lưu ý trên bệnh nhân có bệnh toàn thân.
  4. MCQs for Pharmacology and Therapeutics for Dentistry (2015), Elsevier. Sách trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm theo từng chủ đề kèm theo giải thích và đáp án. Có thể sử dụng để ôn tập về sử dụng thuốc trong nha khoa.
  5. Mosby's Dental Drug Reference (2018), Arthur H. Jeske, 12th edition, Elsevier. Sách ở dạng từ điển thuốc, được xếp theo thứ tự từ A đến Z, dùng để tra cứu trong ngành Răng Hàm Mặt. Mỗi tên thuốc có phần phiên âm, tên thương mại, danh mục thuốc, nhóm thuốc, cơ chế tác động, điều trị, dược động học, tác dụng phụ/phản ứng bất lợi, cảnh báo và chống chỉ định, tương tác thuốc trong nha khoa, phản ứng trầm trọng và đặc biệt là phần lưu ý trong nha khoa.
  6. Pharmacology and Therapeutics for Dentistry (2017), Frank J. Down, Barton S. Johnson và Angelo J. Mariotti, 7th edition, Elsevier. Sách về Dược lý dành riêng cho sinh viên và bác sĩ Răng Hàm Mặt. Nội dung bao gồm các nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc, các phân nhóm thuốc và lưu ý khi sử dụng trong nha khoa, cũng như trên các đối tượng đặc biệt. Mỗi chương được trình bày cô đọng, cách căn chỉnh chỉn chu và bắt mắt. Rất phù hợp làm sách gối đầu giường.
  7. Pharmacology for Dentistry (2014), Tara V Shanbhag, Smita Shenoy, Veena Nayak, 2nd edition, Elsevier. So với các sách về dược lý khác, quyển này cũ hơn và thông tin có thể đã lỗi thời. Tuy nhiên, nếu thông tin không tìm thấy trong các quyển khác thì có thể tham khảo ở đây. Chỉ có một chương nói về các loại dược phẩm sử dụng trong nha khoa, các chương khác là tóm tắt (sơ đồ, lược đồ, bảng biểu) về ảnh hưởng của các loại thuốc lên các hệ cơ quan, từ đó giúp độc giả dễ nhớ và lưu ý khi kê toa, tương tác thuốc và xử trí cấp cứu, v.v...
  8. The Dentist's Drug and Prescription Guide (2020), Mea A. Weinberg, Stuart J. Froum, Stuart L. Segelnick, 2nd edition, Wiley Blackwell. Sách trình bày nhiều khía cạnh liên quan đến việc kê toa thuốc trong nha khoa với phong cách chung là gọn gàng, súc tích và cần thiết. Các nội dung gồm: thuật ngữ dược lý, tao thuốc và tên thuốc, kê tòa và liều dùng cho bệnh nhân nha khoa thuộc các nhóm đối tượng đặc biệt (trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, v.v...), các loại thuốc thường dùng trong nha khoa, xử trí tương tác thuốc trong nha khoa, các loại thảo dược và liệu pháp thiên nhiên.

CÙNG CHỦ ĐỀ

Cuối cùng, xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến nội dung của blog. Nếu thấy bổ ích hãy lưu lại để khi cần dùng đến nhé! Đừng quên bấm đăng ký để theo dõi các bài viết mới từ blog của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến