ORAL PATHOLOGY BOOKS - PARI IV. PAIN, INFECTION AND SYSTEMIC DISEASES, AND TESTS

GIỚI THIỆU SÁCH BỆNH LÝ MIỆNG
PHẦN 4. SÁCH THEO CHUYÊN ĐỀ

Ngày cập nhật: 26/10/2024
Phần này sẽ trình bày nhóm sách về:
  • Đau vùng miệng-mặt
  • Bệnh lý nhiễm vùng miệng-mặt
  • Xử trí nha khoa trên bệnh nhân có vấn đề toàn thân/ hệ thống
  • Một số xét nghiệm dùng trong RHM

Đau vùng miệng-mặt


  1. Contemporary Oral Medicine - a Comprehensive Approach to Clinical Practice, Camile S. Farah, Ramesh Balasubramaniam, Michael J. McCullough (2019), Springer, Volume 3: các chương lần lượt trình bày từ sinh lý bệnh, khám lâm sàng, phân loại đau và các dạng đau đặc biệt vùng miệng mặt: rối loạn thái dương hàm, đau đầu, nghiến răng và rối loạn giấc ngủ, v.v...
  2. Essentials of Oral Medicine, Sol Silverman, L. Roy Eversole, Edmond L. Truelove (2001), BC Decker Inc., Chapter 27-35: các chương này trình bày các khía cạnh về đau miệng-mặt.
  3. Oral Medicine - A Clinical Guide, Ramesh Balasubramaniam, Sue-Ching Yeoh, Tami Yap, S.R. Prabhu (2024), Springer. Sách hướng dẫn lâm sàng này là lựa chọn phù hợp cho các bạn sinh viên hoặc đồng nghiệp mong muốn một tài liệu ngắn gọn, súc tích về tất tần tật chủ đề liên quan đến bệnh lý miệng. Nội dung từ thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm đến các bệnh lý vùng miệng, biểu hiện vùng miệng của các bệnh toàn thân và các rối loạn đau vùng miệng mặt. Nội dung tuy bao quát nhưng rất cô đọng và súc tích, tác giả tóm tắt các ý chính cần nắm bắt và cần thiết cho quá trình thực hành.
  4. Orofacial Pain: Guidelines for Assessment, Diagnosis, and Management, Sixth Edition (2018), de Leeuw, Reny; Klasser, Gary: quyển này chuyên về đau vùng miệng-mặt. Vì là guideline nên thông tin khá bao quát từ khám chẩn đoán đến điều trị, các bệnh lý đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn thái dương hàm, đau do răng, đau xuất chiếu, đau tâm sinh, v.v...Nội dung không quá chuyên sâu nhưng khá cập nhật, tập hợp kết quả nhiều nghiên cứu và tổng quan hệ thống nên đỡ mất thời gian tự tra cứu y văn, dễ đọc và hiểu. Ai cần có cái nhìn tổng quan về đau miệng-mặt thì nên tham khảo cuốn này.

Bệnh lý nhiễm vùng miệng-mặt

  1. Cottone's Practical Infection Control in Dentistry, John A. Molinari, Jennifer A. Harte (2010), Lippincott Williams & Wilkins, 3rd edition. Quyển này viết về nguyên tắc và biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong nha khoa như vệ sinh, khử trùng trang thiết bị, đồ bảo hộ cá nhân, rửa tay, súc miệng, v.v... Trong đó, đặc biệt chú ý một số bệnh lý nhiễm nguy hiểm và phổ biến như HIV/AIDS, lao, viêm gan siêu vi.
  2. Head, Neck, and Orofacial Infections: An Interdisciplinary Approach, Jame R. Hupp, Elie M. Ferneini (2016), Elsevier. Quyển sách dày gần 500 trang bao gồm nhiều chủ đề về nhiễm trùng vùng đầu cổ và miệng mặt.
  3. Oral and Maxillofacial Infections, Richard G. Topazian, Morton H. Goldberg, James R. Hupp (2002), W.B. Saunders Company, 4th edition. Mặc dù hơi cũ, nhưng quyển này có nội dung rất đầy đủ các bệnh lý nhiễm vùng đầu cổ (bao gồm cả tai, mũi, miệng, hầu, họng). Bệnh thường gặp vùng miệng-mặt thì có trình bày về viêm tủy- vùng quanh chóp, bệnh lý nha chu, viêm mô tế bào, viêm nhiễm hậu phẫu. Ngoài ra, có các chương trình bày riêng về các cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán, nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, điều trị kháng sinh, v.v... Nội dung trải rộng nên không đi vào quá chi tiết. Mọi người có thể đọc để có cái nhìn tổng quan rồi tìm thêm các bài báo tìm hiểu sâu hơn.
  4. Oral Candidiasis: Physiopathology, Decision Making, and Therapeutics, Edvaldo Antonio Ribeiro Rosa (2015), Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
  5. Oral Medicine - A Clinical Guide, Ramesh Balasubramaniam, Sue-Ching Yeoh, Tami Yap, S.R. Prabhu (2024), Springer. Sách hướng dẫn lâm sàng này là lựa chọn phù hợp cho các bạn sinh viên hoặc đồng nghiệp mong muốn một tài liệu ngắn gọn, súc tích về tất tần tật chủ đề liên quan đến bệnh lý miệng. Nội dung từ thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm đến các bệnh lý vùng miệng, biểu hiện vùng miệng của các bệnh toàn thân và các rối loạn đau vùng miệng mặt. Nội dung tuy bao quát nhưng rất cô đọng và súc tích, tác giả tóm tắt các ý chính cần nắm bắt và cần thiết cho quá trình thực hành.

Biểu hiện các bệnh toàn thân ở vùng miệng-mặt VÀ Xử trí bệnh lý vùng miệng-mặt trên BN có bệnh toàn thân

  1. Antibiotics and Antiseptics in Periodontal Therapy, Alexandrina L. Dumitrescu (2011), Springer.
  2. Cawson's Essentials of Oral Pathology and Oral Medicine, Roderick Cawson, Edward Odell (2017), Churchill Livingstone (Elsevier), Section 3: Sách trình bày các bệnh toàn thân thường gặp. Mỗi bệnh sẽ nêu các đặc điểm chính giúp chẩn đoán bệnh, biểu hiện vùng miệng-mặt và cách xử trí các tổn thương đó. Nội dung ngắn gọn, súc tích phù hợp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu học, không mô tả hay đi sâu vào cơ chế bệnh.
  3. Contemporary Oral and Maxillofacial Pathology, J. Philip Sapp, Lewis A. Eversole, George P. Wysocki (2004), Mosby (Elsevier), Chapter 12: Phần chính của sách là mô tả các bệnh lý vùng miệng-mặt, riêng chương 12 sách trình bày về Bệnh lý huyết học.
  4. Dentistry and Pregnant Patient, Daniel Ninan (2018), Quintessence Publishing: như tựa đề đây là sách tập trung vào vấn đề xử trí nha khoa trên bệnh nhân đang mang thai và cho con bú. Cách trình bày của tác giả ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách phù hợp cho các bạn sinh viên mới bắt đầu tìm hiểu cũng như ai có nhu cầu soạn bài giảng căn bản và chi tiết. Một số nội dung trọng tâm: loại hình điều trị nha khoa phù hợp trong thai kỳ, cập nhật các khuyến cáo của ADA, các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ, gây tê, v.v...
  5. Dentist's Guide to Medical Conditions, Medications, and Complications, Kanchan M. Ganda (2013), Wiley Blackwell. Quyển này tuy hơi cũ so với các bộ sách khác nhưng mình thấy khá đầy đủ cho các bác sĩ RHM khi hành nghề vì nội dung được cô đọng, tập trung, không quá chi tiết và chuyên sâu về cơ chế. Sách soạn trên hướng tiếp cận là bác sĩ RHM khi điều trị bệnh nhân có vấn đề toàn thân, điểm qua những thông tin quan trọng để giúp bác sĩ xử trí phù hợp trong phạm vi chuyên môn và phòng khám.
  6. Essential Pathology for Dental Students, Harsh Mohan, Sugandha Mohan (2017), Jaypee Brothers Medical Pub, Section 5-6: sách dành cho sinh viên nên 2 phần này mô tả các bệnh lý toàn thân thường gặp có liên quan đến vùng miệng-mặt rõ ràng và đơn giản.
  7. Essentials of Human Disease in Dentistry, Mark Greenwood (2018), Wiley Publishing, Chapter 2-21: sách trải dài các nội dung về nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm, v.v... và các bệnh lý toàn thân thường gặp. Phần bệnh toàn thân được viết cô đọng, tóm tắt các ý chính về sinh lý bệnh, điều trị nội khoa, thỉnh thoảng kèm lưu ý trong nha khoa nhưng không nhiều. Nội dung chủ yếu bằng chữ, ít sơ đồ giải thích cơ chế, mỗi bệnh được tóm gọn trong vài trang nên đọc đỡ ngán.
  8. Essentials of Oral Medicine, Sol Silverman, L. Roy Eversole, Edmond L. Truelove (2001), BC Decker Inc., Chapter 3-11: các bệnh lý toàn thân liên quan đến vùng miệng-mặt, Chapter 12-19: bệnh lý nhiễm vùng miệng-mặt. Sách trình bày rõ ràng, đẹp mắt, nhiều hình ảnh, sơ đồ minh họa, nội dung vừa phải. Phần bệnh toàn thân phân biệt rõ hai nội dung (1) bệnh toàn thân: cơ chế sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng (2) liên quan nha khoa: biểu hiện vùng miệng và xử trí trong nha khoa. Sách phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là BS Răng Hàm Mặt.
  9. Little and Falace's Dental Management of the Medically Compromised Patient, James W. Little, Craig S. Miller, Nelson L. Rhodus (2018), Elsevier: thích nhất quyển này vì ngay phần đầu có một chương tổng kết dạng bảng gồm 4 cột rõ ràng: tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh toàn thân, biểu hiện vùng miệng tương ứng, cách phòng ngừa, và kế hoạch điều trị, dành cho ai muốn ôn tập lại kiến thức, hay lâu lâu quên phần nào thì tra cứu lại, nhưng tiếc là không phải tất cả các bệnh đều có. Phần chính của sách cũng rất hay, phù hợp cho ai muốn học kỹ cơ chế bệnh, biểu hiện lâm sàng, điều trị (dĩ nhiên không chuyên sâu bằng các sách nội khoa), sau đó là phần xử trí nha khoa cũng rất chi tiết. Phần này các tác giả sắp xếp theo thứ tự ABC (chẳng hạn, antibiotics, bleeding, capacity to tolerate care, drug considerations, v.v...) để giúp người học dễ nhớ. Điểm trừ là khi đi vào chi tiết, các chương sách có chút khác biệt về trình bày, có thể do nhiều tác giả nên khó đảm bảo tính nhất quán. Sách có nội dung hay, trình bày đẹp, nhiều hình ảnh, sơ đồ, bảng tóm tắt. Không cần đọc nhiều sách, mà quan trọng là có 1 cuốn sách hay gối đầu giường ngủ là okay nha. Trong trường hợp này là cuốn mình đang giới thiệu đó. Tổng cộng có 718 trang.
  10. Medical Emergencies in the Dental Office, Stanley F. Malamed (2007), Mosby (Elsevier): sách này hơi chuyên sâu về phần thực hành cấp cứu, bệnh nhân có bệnh lý toàn thân và điều trị nha khoa, phù hợp cho ai làm việc ở Khoa Cấp cứu của các bệnh viện hay Khoa Phẫu thuật hàm mặt. SV và BS RHM nói chung chắc ít dùng tới.
  11. Medical Problems in Dentistry, Crispian Scully (2010), Elsevier: đây cũng là một cuốn sách hay về chủ đề bệnh toàn thân và xử trí nha khoa, hình thức trình bày đẹp, rõ ràng, nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ. Tuy nhiên, nội dung hơi nặng về mảng y khoa, phần nha khoa không nhiều bằng quyển Little and Falace ở trên. Phiên bản mới nhất 2014, gồm 832 trang.
  12. Oral Medicine - A Clinical Guide, Ramesh Balasubramaniam, Sue-Ching Yeoh, Tami Yap, S.R. Prabhu (2024), Springer. Sách hướng dẫn lâm sàng này là lựa chọn phù hợp cho các bạn sinh viên hoặc đồng nghiệp mong muốn một tài liệu ngắn gọn, súc tích về tất tần tật chủ đề liên quan đến bệnh lý miệng. Nội dung từ thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm đến các bệnh lý vùng miệng, biểu hiện vùng miệng của các bệnh toàn thân và các rối loạn đau vùng miệng mặt. Nội dung tuy bao quát nhưng rất cô đọng và súc tích, tác giả tóm tắt các ý chính cần nắm bắt và cần thiết cho quá trình thực hành.
  13. Oral Medicine Secrets, Stephen T. Sonis, Robert C. Fazio, Leslle Shu-Tung Fang (2003), Hanley and Belfus Inc.: sách chia theo từng bệnh lý toàn thân, mỗi phần trình bày dạng hỏi đáp về các thắc mắc thường gặp liên quan đến điều trị nội khoa vùng miệng-mặt có liên quan.
  14. Pharmacology for Dentistry, Tara V Shanbhag, Smita Shenoy, Veena Nayak (2014), Elsevier: sách trình bày 3 nhóm nội dung (1) thuật ngữ sử dụng trong dược lý học; (2) sơ lược cơ chế và công dụng của một số thuốc tác động trên từng cơ quan đích như: hệ thần kinh tự chủ, hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận, v.v...; (3) thuốc sử dụng trong nha khoa (như fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng, thuốc phát hiện mảng bám, thuốc băng ống tủy, v.v...). Nội dung số 2 khá bao quát nên phù hợp để tra cứu khi cần hơn là đọc từ đầu đến cuối, vì có nhiều thuốc mình thấy BS RHM hiếm khi sử dụng tới.
  15. Soames's and Southam's Oral Pathology, Max Robinson, Keith Hunter, Michael Pemberton, Philip Sloan (2018), Oxford University Press, chapter 10: chương này trình bày các biểu hiện thường gặp vùng miệng của các bệnh lý hệ thống.

Các kỹ thuật xét nghiệm bệnh lý vùng miệng-mặt

  1. Comprehensive Cytopathology, Marluce Bibbo, David C Wilbor (2008), Sauders: sách trình bày các thành phần của tế bào, sau đó là các kỹ thuật nhuộm tế bào và đặc điểm tế bào học của các bệnh lý nói chung, trong đó có vùng miệng-mặt.
  2. Concise Oral Pathology, K Manjunath (2017), RELX India Pvt. Ltd., Chapter 21: trình bày ngắn gọn quy trình cố định mô, nhuộm mô-tế bào, hóa mô miễn dịch.
  3. Diagnostic Surgical Pathology of the Head and Neck, Douglas R. Gnepp (2009), Elsevier: phần lớn nội dung sách nói về bệnh lý vùng miệng-mặt, 3 chương cuối có đề cập đến các kỹ thuật mô bệnh học như: Sinh thiết (Biopsy), Chọc hút bằng kim nhỏ (Fine Needle Aspiration), v.v...
  4. Oral and Maxillofacial Infections, Richard Topazian, Morton H. Goldberg, James R. Hupp (2002), Saunders: sách có phần trình bày về các xét nghiệm vi sinh vật liên quan đến bệnh lý nhiễm.
  5. Oral Medicine - A Clinical Guide, Ramesh Balasubramaniam, Sue-Ching Yeoh, Tami Yap, S.R. Prabhu (2024), Springer. Sách hướng dẫn lâm sàng này là lựa chọn phù hợp cho các bạn sinh viên hoặc đồng nghiệp mong muốn một tài liệu ngắn gọn, súc tích về tất tần tật chủ đề liên quan đến bệnh lý miệng. Nội dung từ thăm khám, hỏi bệnh, xét nghiệm đến các bệnh lý vùng miệng, biểu hiện vùng miệng của các bệnh toàn thân và các rối loạn đau vùng miệng mặt. Nội dung tuy bao quát nhưng rất cô đọng và súc tích, tác giả tóm tắt các ý chính cần nắm bắt và cần thiết cho quá trình thực hành.
  6. Practical Manual of Oral Pathology and Microbiology, Vijay Wadhwan (2010), Jaypee, Section 4-5: phần này trình bày các kỹ thuật nhuộm mô và xét nghiệm máu.
  7. The ADA Practical Guide to Soft Tissue Oral Disease, Michael A. Kahn, J. Michael Hall (2018), Second Edition, Wiley Blackwell. Chương 6: Sinh thiết và tế bào học.

CÙNG CHỦ ĐỀ

Cuối cùng, xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến nội dung của blog. Nếu thấy bổ ích hãy lưu lại để khi cần dùng đến nhé! Đừng quên bấm đăng ký để theo dõi các bài viết mới từ blog của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến