日本歯科用語を勉強しましょう!

TIẾNG NHẬT CHUYÊN NGÀNH NHA KHOA


Ngoại ngữ là một trong những phương tiện quan trọng giúp chúng ta kết nối tốt hơn với thế giới xung quanh. Nếu chỉ học mà không thực hành thì khó duy trì được lâu. Một trong những cách ứng dụng ngoại ngữ vào thực tế chính là tìm hiểu các vấn đề mà bạn quan tâm, nhất là liên quan đến chuyên môn bằng ngôn ngữ mà mình đang theo học. Bằng cách này không những giúp bạn có thêm phương pháp để rèn luyện phản xạ mà còn cập nhật được nhiều thông tin bổ ích có thể ứng dụng vào công việc của mình.

Tiếp nối chuỗi bài viết về học ngoại ngữ chuyên ngành Răng Hàm Mặt đã đăng trước đó gồm tiếng Anhtiếng Pháp. Bài viết lần này sẽ giới thiệu đến mọi người các bài học từ vựng chuyên ngành Nhật ngữ. 

Cách thức học ngoại ngữ chuyên ngành có thể tham khảo tại đây. Harry thấy cơ bản là không có sự khác biệt nhiều giữa các ngôn ngữ (đính chính là những ngoại ngữ mình biết thôi nhé, ahihi). Dù thế nào thì cũng phải có trình độ cơ bản về ngôn ngữ đó thì mới nên bắt đầu học chuyên ngành, nếu không sẽ mất thời gian và dễ nản lòng.

Riêng đối với tiếng Nhật, các thuật ngữ chuyên ngành Răng Hàm Mặt có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt vì cùng sử dụng các từ gốc Hán. Đây cũng là một lợi thế cho chúng mình khi học tiếng Nhật. Ngoại trừ các thuật ngữ tiếng Anh được chấp nhận sử dụng trong chuyên môn (người Nhật sử dụng bảng chữ cứng - Katakana để phiên âm cách đọc), bản thân mình nhận thấy khi học tiếng Nhật chuyên ngành mọi người nên ghi nhớ mỗi từ vựng theo bộ ngũ (nếu có Hán tự) hoặc bộ tam (nếu không có Hán tự) (xem thêm ví dụ bên dưới). 

Tiếng Anh thì phải nhớ vì đó là ngôn ngữ quốc tế rồi! Ngoài ra, như đã nói ở trên, có nhiều thuật ngữ tiếng Anh người Nhật sử dụng luôn mà không dịch nên biết tiếng Anh sẽ có lợi thế. Dịch âm Hán-Việt sẽ giúp mình làm giàu thêm vốn từ tiếng Việt, có lợi khi các bạn muốn phát triển kỹ năng nói-viết, phiên dịch hay thông dịch. Ngoài ra, nhớ âm Hán-Việt sẽ giúp bạn liên hệ được cách đọc thuật ngữ tiếng Nhật luôn. Bạn nào học tiếng Nhật chắc sẽ biết đến nguyên tắc chuyển âm trong tiếng Nhật như hình bên dưới.

Ví dụ: 

Bộ ngũ: thuật ngữ tiếng Nhật (viết bằng Hán tự) - phiên âm bằng bảng chữ cái alphabet hoặc bảng chữ mềm Hiragana - âm Hán-Việt - thuật ngữ tiếng Việt - thuật ngữ tiếng Anh 

  • 診断 - shindan hoặc しんだん - CHẨN ĐOÁN - chẩn đoán - diagnosis 
  • 全身疾患 - zenshinshikkan hoặc ぜんしんしっかん - TOÀN THÂN TẬT HOẠN - bệnh hệ thống/ bệnh toàn thân - systemic disease

Bộ tam: thuật ngữ tiếng Nhật (không có cách viết bằng Hán tự hoặc phiên âm từ tiếng Anh) - thuật ngữ tiếng Việt - thuật ngữ tiếng Anh. Một số từ mà tiếng Việt cũng dùng phiên âm tiếng Anh thì lại càng thích.

  • ロールワッテ hoặc rouruwatte - gòn cuộn - cotton roll 
  • インプラント hoặc impuranto - implant - implant (nha khoa)

Do đặc điểm nêu trên, nên khi học tiếng Nhật có thể tách rời kỹ năng đọc-hiểu và nghe-hiểu rất dễ dàng. Nhiều bạn biết được nghĩa chữ Hán (cụ thể là mấy bạn Trung Quốc, Đài Loan) có thể đọc hiểu và đoán nghĩa của văn bản, trong khi không biết cách phát âm và đương nhiên cũng không nói được. Vì vậy, tùy theo mục đích học ngoại ngữ, bạn hãy tận dụng những lợi thế của người Việt và đặc điểm nguồn gốc tiếng Nhật để phục vụ tốt cho bản thân nhé! Chúc các bạn thành công.

Sau đây là danh sách các bài học Harry đã soạn trên nền tảng Quizlet để mọi người cùng học, mỗi từ vựng Harry cố gắng soạn theo bộ tam hoặc ngũ đã nói ở trên để mọi người tiện theo dõi. 

Nội dung của các bài học được lấy từ quyển sách "Dental Terminology in 8 Languages-8か国語基本歯科用語集" xuất bản năm 2016, có sự đóng góp của nhiều thầy cô, bác sĩ thuộc 8 quốc gia trong đó có Việt Nam, hầu hết tốt nghiệp từ Đại học Y Nha Tokyo (Tokyo Medical and Dental University - 東京医科歯科大学). Nếu không có điều kiện mua sách thì ai quan tâm có thể tham khảo các bài soạn bên dưới nhé! Harry giữ nguyên trình tự trình bày trong sách, tuy nhiên, mình có điều chỉnh một số lỗi dịch sai, typo theo ý kiến và hiểu biết cá nhân của mình. 

  1. Dental Workforce 歯科医療従事者
  2. Dental Science 歯科医学
  3. Name of Tooth 歯の名称
  4. Name of Parts 部位の名称
  5. Oral Anatomy 口腔解剖
  6. Examination 診査
  7. Systemic Disease 全身疾患
  8. Dental Disease 1, 歯科疾患 1
  9. Dental Disease 2, 歯科疾患 2
  10. Pain 疼痛
  11. Dental Instrument 歯科用器具
  12. Dental Treatment 歯科治療
  13. Radiography X線検査

Loạt bài dưới đây được soạn theo quyển 口腔病理カラーアトラス (Atlas bệnh lý miệng) do giáo sư 石川梧朗 thuộc Đại học Y Nha Tokyo chủ biên (1993).

  1. Tooth disease 歯の病変
  2. Dental caries and its secondary diseases 虫歯および続発症
  3. Periodontal disease 歯周組織の病変
  4. Diseases of oral mucosa 口腔粘膜の病変
  5. Diseases of jaw bone 額骨の病変
  6. Disease of salivary glands 唾液腺の病変
  7. Cysts 嚢胞
  8. Tumors 1 腫瘍
  9. Tumors 2 腫瘍

Sau khi đã ghi nhớ các thuật ngữ cơ bản trong danh sách trên. Mọi người có thể Google bằng các từ đã học để tìm kiếm các bài viết, video để luyện tập thêm. Cố gắng mỗi ngày một tí ti, nhất định sẽ đạt được điều mong muốn!

Dưới đây là link danh mục thuật ngữ nha khoa Nhật-Anh nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm: https://www.jads.jp/2018/1225/JapanDentalTerminology2ndEdition.pdf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến