EXERCISES THAT CAN WORSEN THE HEALTH OF DENTAL PROFESSIONALS

CÁC BÀI TẬP CÓ THỂ GÂY NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ NHA KHOA


BỆNH NGHỀ NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG CƠ-XƯƠNG

Mỗi ngành nghề sẽ có những bệnh lý đặc trưng liên quan đến nghề nghiệp. Đặc biệt, trong lĩnh vực nha khoa, sinh viên răng hàm mặt (RHM) thường được làm quen với khái niệm "Hợp lý hóa lao động" (Ergonomic) và "An toàn lao động" trong môi trường phòng khám khi bắt đầu thực tập chuyên môn. Nhiều bệnh lý nghề nghiệp đối với nhân sự nha khoa tại phòng khám có thể liệt kê như các bệnh lý lây nhiễm (HIV, viêm gan do virus), dị ứng với vật liệu nha khoa, bệnh lý cơ-xương, nhiễm phóng xạ, bệnh lý hô hấp, bệnh về mắt, v.v...[1] Vì biện pháp phòng tránh các nguy cơ này là những kiến thức cơ bản mà bất kỳ nhân viên y tế nào cũng phải nắm rõ trước khi hành nghề, nên trong bài viết này, Harry chỉ tập trung chia sẻ một số thông tin thú vị và hữu ích liên quan đến vấn đề cơ-xương mà có thể quý đồng nghiệp quan tâm.

VÌ SAO BỆNH LÝ CƠ-XƯƠNG QUAN TRỌNG?

Một nghiên cứu tại Úc ghi nhận 87,2% nha sĩ có ít nhất một triệu chứng của bệnh lý cơ-xương trong vòng 1 năm khi được phỏng vấn. Nghiên cứu tại Hy Lạp thì ghi nhận 62% nha sĩ than phiền ít nhất một triệu chứng cơ-khớp, 30% có tình trạng bệnh lý mạn tính và 16% cần can thiệp y khoa. Do vị trí làm việc phải ngồi ở nhiều tư thế không cân bằng (thường ở bên phải của người bệnh) cũng như phải thường xuyên thao tác với các dụng cụ nhỏ, các rối loạn cơ-xương thường gặp trên nhân sự nha khoa trong môi trường phòng khám là: đau lưng dưới (low back pain), đau vai-gáy (neck and shoulder pain), hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome).[1]
Các bệnh lý này là kết quả tích lũy theo thời gian khi làm việc trong môi trường nha khoa chứ không phải ngày một ngày hai. Vì vậy, nhiều bạn sinh viên, cũng như các đồng nghiệp trẻ có thể không chú ý. Tuy nhiên, nếu duy trì chế độ làm việc thiếu khoa học (tư thế không đúng và thời gian ngồi quá lâu, thiếu ánh sáng, dụng cụ cũ không đủ lực cắt, v.v...) cũng như không luyện tập thường xuyên sẽ dẫn đến các hậu quả về sau. Nhiều thầy cô và tiền bối của Harry là những nhân chứng sống cho các hậu quả này. Chất lượng sống và hiệu suất làm việc giảm là những điều không thể tránh khỏi.
Có chế độ luyện tập hợp lý (sau giờ làm việc), thường xuyên thay đổi tư thế và tăng cường vận động giữa các khoảng nghỉ (30 phút-1 tiếng) để cải thiện tuần hoàn máu toàn thân, tăng sự dẻo dai của cơ-xương. Điều đáng mừng là với phong trào luyện tập thể hình trong giới trẻ, cùng sự nở rộ của các trung tâm fitness và nghề PT (Personal Trainer), đã có nhiều người ý thức hơn về sức khỏe lẫn ngoại hình tìm đến phòng tập để thay đổi bản thân. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc tập luyện không đúng không những không giúp ích mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề cơ-xương của người tập. Do đặc thù công việc của nhân viên nha khoa, một số bài tập có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống cơ xương mà không phải PT nào cũng nắm rõ, nên phần dưới đây sẽ nói rõ hơn về lưu ý này, dựa theo tài liệu của BS BS Bethany Valachi là tác giả của quyển “Practice Dentistry Pain-Free: Evidence-based Strategies to Prevent Pain and Extend your Career”.

LƯU Ý TÌNH TRẠNG BẤT CÂN BẰNG CƠ ĐẶC TRƯNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ NHA KHOA

Theo BS. Bethany Valachi, người hành nghề nha khoa (tại ghế) nói chung (bao gồm cả nha sĩ, điều dưỡng nha khoa, vệ sinh viên) có tình trạng bất cân bằng cơ đặc trưng do tư thế làm việc. Cụ thể, để thực hiện chính xác các thao tác chuyên môn, chúng ta cần duy trì sự vững ổn phần cánh tay trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân. Việc này đòi hỏi độ bền của đai vai (shoulder girdle, nhóm xương nối phần thân và cánh tay gồm xương đòn và xương bả vai), chóp xoay (rotator cuff, nhóm cơ xoay vai nhỏ giúp ổn định và kiểm soát vận động vai trên xương bả vai) (xem Hình 2) và nhóm cơ ổn định phần thân (core stabilization muscles) (Phần tô màu xanh trong Hình 1A, B). Sự kết hợp này giúp duy trì tư thế làm việc và đảm bảo các vận động của vai được chính xác.
 Hình 1. Các nhóm cơ hoạt động nhiều trong khi thực hiện các can thiệp nha khoa.
Nguồn: BS. Bethany Valachi 
 Hình 2. Chóp xoay (Rotator cuff).
Nguồn: https://medlineplus.gov/ency/images/ency/fullsize/21755.jpg

Các thao tác thực hành nha khoa thường đòi hỏi đưa đầu về trước, cong/khom lưng và nâng cao hai cánh tay, tất cả tư thế này làm các nhóm cơ ổn định tư thế ở trên bị mỏi; vì vậy, những nhóm cơ khác (tô màu đỏ trong Hình 1) phải hoạt động bù trừ, dẫn đến bị quá tải, co thắt và đau do thiếu máu cục bộ.
Một bất cân bằng cơ khác ở vai là nhóm cơ deltacơ trên gai (the deltoid and supraspinatus muscles) (Hình 3). Nhóm cơ này thường có xu hướng bị siết chặt do vị trí ngồi nâng cao hai cánh tay tách xa khỏi phần thân. Sự bất cân bằng này làm chuyển động của khớp vai thiếu chính xác, đau dây chằng chóp xoay và nhiều rối loạn vai khác.

Hình 3. Các cơ vùng vai.
Nguồn: https://aneskey.com/wp-content/uploads/2016/10/A322756_4_En_24_Fig3_HTML.gif

Bất cân bằng tiếp theo là giữa các cơ ngực lớn và bé (pectoralis muscles) và các cơ giữa xương bả vai (intrascapular muscles). Các cơ ngực thường co ngắn và siết chặt khi đang làm việc. Do đó, tập luyện nặng trên các nhóm cơ này có thể làm sự bất cân bằng nặng hơn dẫn đến tư thế vai tròn (rounded shoulder posture), hội chứng chạm mỏm cùng vai (shoulder impingement syndrome), hội chứng thoát ngực (Thoraic outlet syndrome).
Bất cân bằng cơ khác là giữa nhóm cơ bụngcơ lưng dưới (the abdominal and low back muscles), đặc biệt đối với người làm việc ở vị trí ngồi. Cúi người ra trước về phía bệnh nhân thường xuyên và khom/cong lưng có thể gây kéo căng và gắng sức các cơ duỗi lưng dưới nông (the superficial low back extensors), trong khi các cơ bụng sâu (cơ ngang bụng và cơ chéo bụng - transverse and oblique abdominals) có xu hướng bị yếu. Hơn nữa, ngồi lâu trên ghế nha cũng làm siết chặt nhóm cơ duỗi hông (hip flexors) (Hình 4).[3, 4]
 Hình 4. Nhóm cơ duỗi hông (hip flexors).
Nguồn: https://www.premax.co/assets/img/blog-content/xHip_Flexors1.png.pagespeed.ic.W8V0gKF6Hi.png

Tóm lại, lưu ý sự bất cần bằng cơ đặc trưng này ở người hành nghề nha khoa để:
  • Với người ít vận động: ý thức hơn việc tăng cường hoạt động thể chất giúp hạn chế được các bệnh lý cơ-xương liên quan đến nghề nghiệp.
  • Với người đã và đang tham gia các hoạt động thể chất, dù luyện tập bất kỳ môn thể thao hay bài tập nào, chúng ta nên tập trung gia tăng độ bền của nhóm cơ màu xanh (Hình 1) bằng cách lựa chọn các động tác phù hợp, cũng như tránh các bài tập quá nặng gây quá tải và đau cho nhóm cơ màu đỏ (Hình 1).

CÁC BÀI TẬP CẦN TRÁNH

Trong một chia sẻ trên webinar gần đây [2], BS. Bethany Valachy đề xuất các nguyên tắc để đảm bảo thực hành nha khoa không bị đau, có thể đăng ký thành viên trên trang web của Colgate và xem lại miễn phí tại đường link. Ngoài ra, khi tham khảo các tài liệu đính kèm của BS. Bethany có một số lưu ý khi luyện tập để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bất cân bằng cơ. Nghĩa là hạn chế hoặc điều chỉnh các bài tập tác động nhiều đến các nhóm cơ nêu trên. Cụ thể như sau:

Đai vai và chóp xoay

Khớp vai là một khớp kém ổn định nhất trên cơ thể và là một trong các vị trí có cường độ làm việc nhiều của nha sĩ. Vì vậy, cần tránh các bài tập sau:

Hình 5. Chống đẩy 1 tay (One-armed push-ups)
Nguồn: https://blog.cityfitnessphilly.com/wp-content/uploads/2016/08/One-armed-push-ups-_13.jpg


 Hình 6. Nâng tạ qua đầu (Overhead deadlift).
Nguồn: https://gifimage.net/wp-content/uploads/2018/10/brain-lifting-weights-gif-4.gif

Cơ delta

Lưu ý hạn chế các bài tập nặng với cơ delta (Hình 7, 8).
Hình 7. Nâng tạ bằng cơ delta (deltoid lift).
Nguồn: https://cdn2.coachmag.co.uk/sites/coachmag/files/2016/06/lateral-raise.jpg

 Hình 8. Dạng vai với máy tập (Shoulder abduction machine).
Nguồn: https://pimage.sport-thieme.de/detail-fillscale/schnell-shoulder-abduction-machine/144-6470-1

Cơ ngực

 Hình 9. Bài tập ngực bằng máy (Pectoralis strengthen machines)

Hình 10. Bài tập ép ngực trên băng ghế (Bench presses). 
Nguồn: https://cdn2.coachmag.co.uk/sites/coachmag/files/2017/05/bench-press_0.jpg


Cơ lưng dưới và nhóm cơ duỗi hông

Bài tập Full sit-ups and the crunch machine (Hình 11, 12) nhằm vào cơ thẳng bụng (rectus abdominis) với động tác cong lưng về phía trước. Nếu luyện tập quá mức, có thể làm quá tải cơ thẳng bụng gây nguy hại cho tư thế này và có thể làm phẳng đốt sống thắt lưng (lumbar spine, 5 đốt sống L1-L5 phía dưới các đốt sống ngực). Thêm vào đó, nửa sau của động tác full sit-ups tập trung vào các cơ duỗi hông (vốn phải hoạt động nhiều khi ngồi làm việc như đề cập ở trên) - nha sĩ cần tránh khi luyện tập. Các bài tập được khuyến khích là nhóm cơ chéo bụng (transverse abdominal muscles) (đai bảo vệ tự nhiên cho vùng lưng) vì theo các nghiên cứu giúp ổn định các đốt sống thắt lưng và ngăn ngừa đau lưng dưới.

 Hình 11. Bài tập gập người (Full Sit-ups).
Nguồn: https://media1.popsugar-assets.com/files/thumbor/rYl65QpSWf-082ClXw2nRl1OOIo/fit-in/2048xorig/filters:format_auto-!!-:strip_icc-!!-/2014/03/17/884/n/1922729/79bc07ee5cb226ab_woman-doing-sit-ups/i/Core-Full-Sit-Ups.jpg
 
 Hình 12. Bài tập cơ thẳng bụng với crunch machine.
Nguồn: https://workouttrends.com/wp-content/uploads/2013/10/AB-CRUNCH-EXERCISE.jpg

Trên đây chỉ là một số bài tập mọi người cần chú ý để tránh gây tổn thương cơ khớp, ảnh hưởng đến quá trình hành nghề. Để biết thêm thông tin có thể đọc thêm tại phần tài liệu mình để bên dưới, hoặc tham gia các lớp online của BS Benthany. Mình chủ yếu chạy bộ và luyện tập nhẹ nhàng nên các thông tin trên là ghi chú cho mình, có thể không đầy đủ với những ai yêu thích thể hình hay tập nặng.
Một số bài tập phù hợp cho nha sĩ có thể tham khảo tại đây: https://www.oralhealthgroup.com/features/6-exercises-all-dentists-should-regularly-do-to-stay-healthy/

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Jamshid Ayatollahi et al. Occupational hazards to dental staff. (2012) Dental Research Journal, Jan-Mar, 9(1), 2-7.
  2. https://www.colgateoralhealthnetwork.com/webinar/5-steps-to-practicing-dentistry-pain-free/
  3. https://posturedontics.com/wp-content/uploads/2017/07/14-Exercises-that-Can-Worsen-Health.pdf
  4. https://www.oralhealthgroup.com/features/6-exercises-all-dentists-should-regularly-do-to-stay-healthy/

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ


Nhận xét

Bài đăng phổ biến