LEARNING ORAL AND MAXILLOFACIAL PATHOLOGY BY THE ALPHABET - Part I

CÁCH HỌC BỆNH LÝ HỌC VÙNG MIỆNG-HÀM-MẶT BẰNG BẢNG CHỮ CÁI 


Phần 1. CÁC BỆNH LÝ VÙNG MIỆNG-HÀM-MẶT THƯỜNG GẶP

MỞ ĐẦU


Một số khó khăn khi tiếp cận bộ môn "Bệnh lý học vùng miệng-hàm-mặt" mà Harry đã trải qua đó là:
1. Cần tổng hợp kiến thức từ phôi thai, mô học, giải phẫu, giải phẫu bệnh, sinh lý, sinh lý bệnh-miễn dịch, sinh hoá đến dược lý học, các chuyên khoa khác, và kinh nghiệm lâm sàng để hiểu rõ cơ chế bệnh sinh, tiên lượng điều trị, lựa chọn liệu pháp phù hợp.
2. Thông tin của từng bệnh lý (tên gọi, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, v.v...), số lượng bệnh lý (nhất là những mặt bệnh có đặc điểm giống nhau) cần ghi nhớ để giúp chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt quá nhiều, khó nhớ và dễ nhàm chán. 
3. Số lượng tài liệu Việt hoá không đầy đủ, trong khi nguồn tài liệu trực tuyến bằng tiếng Anh là khổng lồ, nếu không chăm học ngoại ngữ sẽ khó tiếp cận các tài liệu chuyên ngành.
4. Nhiều từ vựng chuyên ngành tiếng Anh hiểu nghĩa nhưng không biết cách phát âm, nên khó khăn trong giao tiếp chuyên môn với các đồng nghiệp nước ngoài.
Vân vân và mây mây ...
Trong bài viết này, Harry cung cấp một danh sách các thuật ngữ liên quan đến bệnh lý vùng miệng-hàm-mặt theo bảng chữ cái tiếng Anh, có kèm phiên âm và nghĩa tiếng Việt để giúp mọi người, nhất là các bạn sinh viên Răng Hàm Mặt có thêm một phương tiện học tập trực quan sinh động. 
📌 Link download tại đây: https://drive.google.com/open?id=1olrlNE-ekvcXxJZ-0et6DRVLIDcXQEcC

CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU 

A. Học từ vựng và phát âm 
1. Xem qua toàn bộ bảng chữ cái phía trên. 
2. Có thể chọn học theo thứ tự A-Z, Z-A hoặc chọn ra hình ảnh nào mình thích để học trước 
3. Học nghĩa tiếng Việt và từ tiếng Anh tương ứng, kết hợp với hình minh hoạ để dễ nhớ. Nếu có thời gian thì dùng từ khoá tiếng Anh tra trên Google, chọn mục "Hình ảnh" 🖼 để xem các hình ảnh tương tự. Đây cũng là cách mà người ta dùng để huấn luyện cho các hệ thống máy học (Machine learning) nhận diện và phân biệt các hình ảnh (**) (Xem thêm mục B.5).
4. Xem phiên âm và tự đọc lại, dùng Siri trong smartphone📱hoặc một phần mềm nhận diện giọng nói khác để kiểm tra mình đã phát âm đúng hay chưa. 
Nếu không biết cách đọc phiên âm, có thể gõ từ đó vào Google translate và click vào biểu tượng cái loa 🔊để nghe cách đọc rồi lặp lại. 
Một cách khác là vào Google 🔎, gõ từ khoá "Abscess pronounce", chọn mục "Video", sẽ hiện ra nhiều video có phát âm từ "Abscess" để nghe tham khảo.
5. Sau khi đọc được rồi thì ghi âm ⏺ lại. Sau 1-2 tuần, thì mở phần ghi âm lên, nghe lại phần phát âm của chính mình để kiểm tra xem mình có nhớ từ đó chưa, từ nào không nhớ thì mở bảng chữ cái phía trên ra xem lại. Cách học này sẽ tiết kiệm được thời gian, vì có thể nghe bất kỳ ở đâu, nếu có thời gian. 
6. Tự đặt câu có kết hợp với các từ đã học để ghi nhớ và quen cách sử dụng. Lưu ý, chỉ cần dùng câu đơn giản. Vì theo kinh nghiệm của Harry, trong hội thoại với bệnh nhân hay đồng nghiệp, nhất là khi chúng ta đến từ những nền văn hoá khác nhau, đó là cách tốt nhất để đạt được hiệu quả trong giao tiếp.  

B. Học kiến thức về bệnh học liên quan từng bệnh lý 

Mục tiêu này có thể tiến hành song song với học từ vựng đối với những bạn mới nhập môn, hoặc chỉ ôn lại những kiến thức bị quên, cập nhật kiến thức đối với ai đã học trước đó.
1. Xem qua toàn bộ bảng chữ cái phía trên.
2. Có thể chọn học theo thứ tự A-Z, Z-A hoặc chọn ra hình ảnh nào mình thích để học trước, hoặc chọn bệnh lý nào mình chưa biết hoặc chưa gặp để học.
3. Đọc lại tài liệu tiếng Việt nếu có để có kiến thức nền.
4. Dùng từ khoá tiếng Anh để tìm kiếm 🔎 trên Google (hoặc các công cụ tìm kiếm khác), chọn đọc tài liệu nào có liên quan đến bệnh lý đó, nhớ lưu ý các địa chỉ trang web uy tín như:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/
https://www.researchgate.net/
https://www.medscape.com/
https://www.who.int/
https://www.elsevier.com/
Về cách đánh giá tài liệu nào uy tín mình sẽ không đề cập quá nhiều ở đây, sẽ có một bài riêng vào thời gian thích hợp.
5. Chú ý những phần chẩn đoán phân biệt để giúp nhận diện các bệnh lý có hình ảnh lâm sàng gần giống nhau (**).
Để dễ đối chiếu, mình thường kẻ bảng để so sánh hoặc dùng Sơ đồ tư duy để kết nối các dữ kiện.

Trên đây là 2 cách thức mọi người có thể ứng dụng để học tập với Bảng chữ cái "Bệnh lý học miệng-hàm-mặt lâm sàng" này. Sẽ cố gắng có thêm nhiều bài chia sẻ cách học hiệu quả. Xin cảm ơn mọi người đã ủng hộ!

Tham khảo phần II tại đây
Phần II. CÁC THUẬT NGỮ DÙNG MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TRONG MIỆNG




Nhận xét

Bài đăng phổ biến