COVID-19: Managing infection risks during in-person dental care
COVID-19: QUẢN LÝ NGUY CƠ
LÂY NHIỄM TRONG CHĂM SÓC
NHA KHOA CÁ NHÂN
Kể từ cuối mùa xuân năm nay, đại dịch COVID-19 đã chuyển sang bối cảnh mới:
- Tỷ lệ bao phủ kháng sinh (vaccination coverage) cao,
- Nhiều chỉ số y tế công cộng có xu hướng giảm,
- Nhiều cơ quan điều hành y tế bắt đầu chuyển từ hướng dẫn chuyên biệt cho COVID-19 sang các biện pháp dự phòng tiêu chuẩn.
Đối mặt với bối cảnh này, RCDSO hợp tác cùng ba hội quản lý sức khoẻ răng miệng khác của Ontario (đại diện cho vệ sinh viên nha khoa [dental hygienist], kỹ thuật viên nha khoa [dental technologist] và phục hình viên nha khoa [denturist]) đã cập nhật hướng dẫn COVID-19 trong chăm sóc nha khoa cá nhân như sau:
LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG KHÁM (office precautions)
Tổ chức phòng khám (office setup)
1. RCDSO khuyến cáo các BS RHM tiếp tục thực hiện theo các chỉ dẫn tại các khu vực chung của phòng khám dành cho bệnh nhân và khách hàng (ví dụ, các biện pháp mang khẩu trang và chỉ dẫn bệnh nhân cách xử trí khi có các triệu chứng của COVID-19).
2. RCDSO khuyến cáo các BS RHM duy trì các vách ngăn tại những vị trí thường xuyên tiếp xúc để làm giảm lan truyền giọt bắn (dropblets) (ví dụ, tấm chặn bằng nhựa tại khu vực tiếp tân).
Sàng lọc (screening)
3. Tất cả bệnh nhân và khách hàng phải được sàng lọc COVID-19 trước khi vào phòng khám bằng công cụ tự đánh giá COVID-19 (COVID-19 self-assessment tool) (xem thêm bên dưới). BS RHM phải đảm bảo ghi nhận và lưu trữ tất cả kết quả sàng lọc theo các yêu cầu về hành chính hoặc báo cáo của phòng khám dựa trên các Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ nha khoa (RCDSO's Dental Recordkeeping Guidelines).
CÔNG CỤ TỰ ĐÁNH GIÁ COVID-19 (dùng để tham khảo, bộ công cụ tiếng Anh xem tại đây, sau khi hoàn thành bài test, hệ thống sẽ cho biết bạn có thuộc diện cần tự cách ly hay liên hệ cơ sở y tế phụ trách quản lý người nhiễm COVID-19 hay không)
Bạn đã được tiêm ngừa vaccin COVID-19 đầy đủ chưa?
- Đã tiêm đủ (full-vaccinated)
- Chưa
Hiện bạn có đang mắc một trong các triệu chứng sau hay không?
- Khó thở nhiều (severe difficulty breathing)
- Đau ngực nhiều (severe chest pain)
- Cảm thấy lú lẫn hay không biết mình đang ở đâu
- Mất ý thức (loss of consciousness)
Trong vòng 14 ngày gần đây, bạn có được yêu cầu tự cách ly tại nhà theo quy định do đã đi du lịch nước ngoài hay không?
- Có
- Không
Trong vòng 5 ngày gần đây, bạn có mắc một trong các triệu chứng sau hay không?
- Sốt hay ớn lạnh (fever or chills)
- Ho (cough)
- Thở nhanh (shortness of breath)
- Giảm hay mất vị giác, khứu giác (decress or loss of taste/smell)
- Đau cơ/khớp (muscle aches/joint pain)
- Mệt mỏi nhiều (extreme tiredness)
- Đau họng (sore throat)
- Chảy mũi/nghẹt mũi (runny or stuffy/congested nose)
- Nhức đầu (headache)
- Buồn nôn, nôn và/hoặc tiêu chảy (nausea, vomiting and/or diarrhea)
- Không có triệu chứng nào kể trên
Bạn thuộc trường hợp nào sau đây?
- Sống chung với người đang bị cách ly do có xét nghiệm COVID-19 dương tính
- Sống chung với người đang bị cách ly do có triệu chứng của COVID-19
- Sống chung với người đang bị cách lý chờ kết quả xét nghiệm COVID-19
Trong vòng 5 ngày gần đây, bạn có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng nguyên nhanh (rapid antigen test), xét nghiệm phân tử (molecular test), hay bộ xét nghiệm tại nhà (home-based self-testing kit) hay không?
Hiện có nhân viên y tế nào yêu cầu bạn phải tự cách ly tại nhà hay không?
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19 (patients with suspected or confirmed COVID-19)
4. Các đối tượng này cần được điều trị riêng lẻ trong trường hợp cấp cứu (emergency or urgent care). Bệnh nhân nên tự cách ly (self-isolate) và liên hệ với cơ sở y tế địa phương để biết quy trình cụ thể.
5. Trong trường hợp bắt buộc phải can thiệp, BS RHM cần tuân thủ các yêu cầu bổ sung sau:
- Xếp lịch hẹn riêng cho bệnh nhân vào cuối ngày (nếu có thể) để giảm nguy cơ cho các bệnh nhân khác,
- Bệnh nhân phải mang khẩu trang trước khi đến phòng khám, và
- Bệnh nhân phải được chuyển ngay vào khu vực điều trị một mình, các cửa của phòng điều trị phải đóng kín.
LƯU Ý CÁ NHÂN (personal precautions)
Đánh giá nguy cơ (risk assessment)
6. Không bắt buộc tất cả bệnh nhân và khách hàng đeo khẩu trang ngoại trừ các đối tượng liệt kê trong Bảng 1.
Bảng 1. Yêu cầu sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân. |
Bảng 2. Tiêu chuẩn các loại khẩu trang. |
7. BS RHM và nhân viên phải luôn đeo khẩu trang và tất cả các thiết bị bảo hộ lao động khác khi cần (Bảng 1).
CÁC QUY TRÌNH TẠO RA KHÍ DUNG (aerosol-generating procedures - AGPs)
Phòng điều trị kín (enclosed operatories)
8. Tất cả quy trình tạo ra khí dung phải được thực hiện trong phòng điều trị có đủ dung tích chứa khí dung. Cần phải đóng kín tất cả cửa, trần và sàn nhà không có khe hở trong suốt và sau các quy trình điều trị này. Có thể bố trí thêm các vách ngăn hay cửa tạm bằng vật liệu có thể làm sạch và khử trùng.
9. BS RHM phải đảm bảo vệ sinh và khử trùng phòng điều trị sau mỗi bệnh nhân.
Thời gian trống (fallow time)
10. Sau tất cả quy trình tạo ra khí dung, BS RHM phải đảm bảo để phòng điều trị trống (cửa đóng) để có thời gian vệ sinh và làm sạch khí dung, thời gian tối thiểu phải đảm bảo loại bỏ được 99% khí dung theo tốc độ trao đổi khí của máy điều hòa không khí (Bảng 3).
Bảng 3. Thời gian cần thiết để loại bỏ khí dung theo tỷ lệ thay đổi không khí theo giờ. |
11. Trường hợp không biết tỷ lệ thay đổi không khí, BS RHM phải đảm bảo 2 lần thay đổi không khí/giờ với thời gian để trống là 138 phút.
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19
12. BS RHM phải tránh các quy trình tạo ra khí dung cũng như lựa chọn các biện pháp tạo ra ít khí dung nhất có thể.
13. BS RHM nên sử dụng đê cao su (rubber dam) và ống hút công suất cao (high-volume suction) để hạn chế tối đa khí dung có chứa các tác nhân lây nhiễm.
TÀI LIỆU BIÊN DỊCH VÀ THAM KHẢO
https://www.rcdso.org/en-ca/standards-guidelines-resources/rcdso-news/articles/8915
https://rdimedical.com/differences-between-astm-level-face-masks-2/
Nhận xét