THE PREVENTIVE AND THERAPEUTIC APPLICATION OF GARLIC IN THE TREATMENT OF PERIODONTAL DISEASES
DÙNG TỎI ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU
GIỚI THIỆU
Thức ăn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành một số bệnh lý ở người. Nhiều nền văn hóa tin rằng một số thành phần trong thực phẩm có thể cải thiện sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tỏi (có tên khoa học là Allium sativum L.) là một loài cây dược liệu (prophylactic and therapeutic medicinal plant) nổi tiếng trong y học cổ truyền Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Nhiều hợp chất trong tỏi giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch (cardiovascular diseases), có hiệu quả kháng vi sinh vật (anti-microbial effect), kháng bướu (anti-tumor) và có lợi trên bệnh nhân đường huyết cao.
Allium sativum là một thành viên trong họ Lillaceae, cùng nhóm với hành tây (onions), hẹ (chives) và hành tím (shallots). Có nhiều loại tỏi, trong đó phổ biến là tỏi cuống cứng (hardneck garlic) và cuống mềm (softneck garlic).
THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ TỎI
Hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong chiết xuất tỏi dạng nước (aquemous extract of garlic) là allicin (allyl 2-propenethiosulfinate hoặc diallyl thiosulfinate). Khi băm nhỏ hoặc ép sẽ kích hoạt men allinase tạo ra allicin từ alliin. Các hợp chất quan trọng khác là 1-propenyl allyl thiosulfonate, allyl methyl thiosulfonate, (E,Z)-4,5,9-trithiadodeca- l,6,11-triene 9- oxide (ajoene) và y-L-glutamyl-S-alkyl- L-cysteine. Nồng độ adenosine tăng gấp vài lần khi ủ tỏi thô ở nhiệt độ phòng trong vài giờ.
Một sản phẩm khác là chiết xuất tỏi lâu năm (aged garlic extract), tức là trữ tỏi đã cắt lát trong dung dịch ethanol 15-20% từ 1,5 năm trở lên. Quá trình xử lý này làm mất đáng kể allicin và gia tăng một số hợp chất mới như S-allylcysteine, sallylmercaptocysteine, allixin, N-0 -(Ideoxy- D-fructos- 1 -yl)-L-arginine và selenium. Đây là những hợp chất ổn định và có tính chống oxy hóa cao.
Trong y khoa, người ta tạo ra dầu tỏi (garlic oil) bằng quá trình chưng chất hơi (steam-distillation process). Dầu tỏi có chứa diallyl, allylmethyl và dimethyl mono to hexa sulfides.
BỆNH LÝ NHA CHU
Có khoảng 80% dân số thế giới trưởng thành mắc bệnh viêm nướu (gingivitis), là thể nhẹ của bệnh nha chu. Vi khuẩn kỵ khí ở mô nha chu (periodontal anaerobic pathogens), chẳng hạn Porphyromonas gingivalis (P. gingivalis), hiện diện trong màng phím ở miệng (oral biofilms) là tác nhân gây ra các phản ứng viêm kéo dài trong mô nướu. Nếu không loại bỏ màng phím bằng các biện pháp cơ học (mechanical removal) hoặc kết hợp với kháng sinh liệu pháp (antibiotic therapy), bệnh lý viêm sẽ tiến triển nặng hơn gây tụt nướu (the gingival retraction), tiêu xương ổ răng (the resorption of the alvelolar bone), mất răng (tooth loss). Các điều tố viêm (inflammatory mediators) như prostaglandin E2 cảm ứng tình trạng viêm mạn tính gây ra các hậu quả trên. Ngoài ra, tế bào miễn dịch tích tụ các gốc oxy phản ứng (reactive oxygen species) gây tổn thương mô nướu trầm trọng hơn.
HIỆU QUẢ CỦA TỎI TRÊN TẾ BÀO MÔ NƯỚU VÀ BỆNH VIÊM NƯỚU
Các nghiên cứu chứng minh hiệu quả các hợp chất trong tỏi có khả năng ức chế mầm bệnh nha chu phát triển, cụ thể như sau:- Hỗn hợp ethanol và chiết xuất tỏi dạng nước (aquemous garlic extract): ức chế phát triển P. gingivalis và A. actonomycetescomitans
- Chiết xuất tỏi (garlic extract): ức chế phát triển P. gingivalis
- Allicin: ức chế phát triển A. actonomycetescomitans và F. nucleatum
- Diallyl sulfide: ức chế phát triển A. actonomycetescomitans
- Chiết xuất tỏi lâu năm (aged garlic extract): làm giảm viêm nướu
GHI CHÚ
Tham khảo cách tạo ra chiết xuất tỏi dạng nước (aquemous garlic extract) trong một nghiên cứu (trong phần tham khảo bên dưới): nghiền 20g tỏi với nước cất với thể tích gấp hai lần, lọc các tạp chất và tạo thành 100 mL dung dịch chiết xuất tỏi dạng nước.Theo một trang web về dinh dưỡng của Pháp nutrient.fr, có một số hướng dẫn có thể tham khảo sau:
- Sử dụng tỏi trong nấu ăn để tận dụng các tác dụng kháng khuẩn của tỏi.
- Tìm mua các thực phẩm chức năng có chứa allicin (hợp chất chính trong tỏi) nếu không thích mùi tỏi.
- Khi bị đau răng hoặc viêm nướu cần đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể nghiền vài tép tỏi đã bóc vỏ, đắp lên vùng răng hoặc nướu bị đau, viêm. Biện pháp này có thể làm giảm vi khuẩn gây đau răng và viêm nướu tạm thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://nutrident.fr/bienfaits-de-lail/
Garlic: a review of potential therapeutic effects
Allium Sativum (Garlic) Extract as Nontoxic Corrosion Inhibitor
Nhận xét