Guide clinique pour la prescription prudente d’antibiotiques en pratique dentaire

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG KÊ TOA THUỐC KHÁNH SINH AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH RĂNG HÀM MẶT


Tóm tắt các nội dung chính từ bảng tổng hợp của Trung tâm Liên bang Chuyên gia về Chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Bỉ (bản tiếng Anh và tiếng Pháp xem ở mục Tài liệu tham khảo) năm 2020. Lưu ý, các khuyến cáo mang tính chất tham khảo, Quý đồng nghiệp cần cân nhắc điều kiện thực tế (điều kiện vô trùng, mức độ xâm lấn và thời gian thực hiện can thiệp, tình trạng kháng kháng sinh, tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân) để sử dụng phù hợp.

MỤC TIÊU

Hướng dẫn lâm sàng này nhằm mục đích hỗ trợ Bác sĩ Răng Hàm Mặt (BS RHM) thận trọng trong kê toa thuốc kháng sinh trong điều trị RHM để hạn chế tình trạng đề kháng với thuốc kháng sinh.

PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN

Các khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học liên quan đến vấn đề kê toa kháng sinh đối với 12 chỉ định thường gặp bao gồm:

  1. Viêm tủy không hồi phục có triệu chứng ở răng sữa 
  2. Áp xe răng sữa (do nguyên nhân từ răng)
  3. Viêm tủy không hồi phục có triệu chứng ở răng vĩnh viễn 
  4. Viêm quanh chóp cấp răng vĩnh viễn 
  5. Áp xe quanh chóp cấp có triệu chứng răng vĩnh viễn
  6. Cấy lại răng vĩnh viễn rơi khỏi ổ
  7. Viêm nha chu tấn công 
  8. Áp xe nha chu trên răng vĩnh viễn 
  9. Cấy ghép implant nha khoa 
  10. Nhổ răng vĩnh viễn 
  11. Kháng sinh phòng ngừa trước can thiệp nha khoa trên bệnh nhân (BN) có nguy cơ cao viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 
  12. Kháng sinh phòng ngừa trước can thiệp nha khoa trên BN có mang khớp giả  

Các khuyến cáo bên dưới chỉ áp dụng đối với kháng sinh kê toa bằng đường uống vì BS RHM tại nhiều quốc gia không được phép kê toa thuốc đường tĩnh mạch.

Các khuyến cáo này áp dụng đối với BN đến điều trị nha khoa có sức khỏe tổng quát tốt. Những trường hợp nghi ngờ cần tham vấn BS chuyên khoa trước khi kê toa thuốc kháng sinh hoặc can thiệp nha khoa.

Đối tượng sử dụng khuyến cáo chính là BS RHM hành nghề nha khoa tổng quátchuyên khoa sâu về RHM.

Lưu ý, các khuyến cáo bên dưới được đánh giá dựa theo:

(1) Độ tin cậy của bằng chứng khoa học theo tiêu chuẩn của GRADE gồm 4 cấp độ:

  • Cao (High/ Élevé): chắc chắn hiệu quả thực tế (true effect/ effet réel) gần với hiệu quả ước lượng (estimated effect/ estimation)
  • Trung bình (Moderate/ Modéré): hiệu quả thực tế có thể gần với hiệu quả ước lượng; tuy nhiên có một số trường hợp có khác biệt đáng kể 
  • Yếu (Low/ Faible): hiệu quả thực tế khác biệt đáng kể so với hiệu quả ước lượng 
  • Rất yếu (Very low/ Très faible): hiệu quả thực tế khác biệt rất đáng kể so với hiệu quả ước lượng
(2) Độ mạnh của khuyến cáo trên phương diện lâm sàng theo tiêu chuẩn GRADE, sau khi cân nhắc các tác dụng mong muốn (desirable effect/ effet bénéfique) và tác dụng ngoại ý (undesirable effect/ effet indésirable) trên từng chỉ định lâm sàng gồm:
  • Mạnh (Strong/ Forte): lưu ý khuyến cáo hai chiều 
    • khuyến cáo sử dụng thuốc (positive recommendation): khi tác dụng mong muốn (lợi ích) chắc chắn vượt trội so với tác dụng ngoại ý (nguy cơ, tác dụng không mong muốn); hoặc 
    • khuyến cáo không sử dụng thuốc (negative recommendation): khi tác dụng ngoại ý vượt trội rõ ràng so với tác dụng mong muốn
  • Yếu (Weak/ Faible): lưu ý khuyến cáo hai chiều 
    • có thể sử dụng thuốc: khi tác dụng mong muốn có thể nhiều hơn tác dụng ngoại ý; hoặc
    • có thể không dùng thuốc: khi tác dụng ngoại ý có thể nhiều hơn tác dụng mong muốn 
(3) Đối với hầu hết 12 chỉ định nêu trên, độ tin cậy của bằng chứng đều ở mức yếu đến rất yếu. Do đó, để ước lượng "độ mạnh của khuyến cáo lâm sàng" (tức cân bằng giữa tác dụng mong muốntác dụng ngoại ý), nhóm tác giả lựa chọn tác dụng ngoại ý bao gồm (1) tác dụng phụ trên cá nhân (direct adverse event/ effet secondaire) khi sử dụng kháng sinh đó như nôn ói, tiêu chảy, dị ứng, v.v... và (2) hậu quả tích lũy (long-term societal adverse event/ conséquence pour la collectivité) (mức độ kháng thuốc). Cụ thể, nếu kết quả nghiên cứu đánh giá kháng sinh có hiệu quả kém khi điều trị một bệnh lý nào đó, kết hợp với tác dụng phụ + hậu quả tích lũy độ mạnh của khuyến cáo lâm sàng sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh đó sẽ là "Yếu". Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc không có tác dụng hoặc tác dụng không rõ ràng thì độ mạnh khuyến cáo lâm sàng không sử dụng kháng sinh là "Mạnh". 

Đối với các khuyến cáo có độ mạnh là "Yếu", BS RHM cần trao đổi với BN hoặc người giám hộ để cân nhắc các lựa chọn và có ký xác nhận đồng ý (informed consent/ consentement libre et éclairé) sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn can thiệp.

Các tài liệu được đánh giá là tổng quan tài liệu, thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu quan sát không ngẫu nhiên trên các nền tảng dữ liệu Medline, Cochrane Library và Embase công bố từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2019. Báo cáo được đánh giá ngoài và lượng giá sau cùng trước khi công bố rộng rãi.

CÁC KHUYẾN CÁO KÊ TOA KHÁNG SINH 

Sau đây là bảng tóm tắt 12 chỉ định thường gặp.










Harry đã tổng hợp hướng dẫn kê toa kháng sinh dự phòng và điều trị cho một số vấn đề thường gặp trong Răng Hàm Mặt, mọi người quan tâm có thể tìm đọc và tải bản pdf toàn văn tại đây: http://stdjhs.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjhs/article/view/460

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tiếng Pháp 

https://kce.fgov.be/sites/default/files/atoms/files/KCE_332B_Antibiotiques_en_pratique_dentaire_Synthese_1.pdf

Tiếng Anh 

https://kce.fgov.be/sites/default/files/atoms/files/KCE_332_Antibiotics_in_dental_office_Report.pdf


Nhận xét

Huy Nguyễn đã nói…
Anh Huy ơi có khuyến cáo kê kháng sinh sau khi nhổ răng khôn không vậy anh? hay chỉ kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân thôi ạ
Harry nguyen đã nói…
Không có khuyến cáo kê KS trong trường hợp nhổ răng khôn, nhưng BS phải đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn thực tế để quyết định kê toa KS hay không như: điều kiện cơ sở vật chất, thời gian can thiệp, mức độ phá hủy mô, v.v...
Chuồng của múp đã nói…
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Harry nguyen đã nói…
Cảm ơn bạn "Chuồng của múp" đã quan tâm đến chủ đề này. Bài viết này là bản dịch hướng dẫn của Bỉ nên chúng ta chỉ đọc tham khảo và ứng dụng có cân nhắc.
Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc về sử dụng kháng sinh khi cấy lại răng trong bài báo mà mình đã tổng hợp đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ tại đây: http://stdjhs.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjhs/article/view/460

Bài đăng phổ biến