HOW SHOULD ADULTS WITH CANCER BE MANAGED BY GENERAL DENTAL PRACTITIONERS IF THEY NEED DENTAL TREATMENT?

HƯỚNG DẪN BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT TỔNG QUÁT QUẢN LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ CẦN ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

Ghi chú thuật ngữ và đối tượng của tài liệu

Tài liệu đặt trong bối cảnh y tế của Vương quốc Anh, trong đó có các thuật ngữ cần làm rõ là:

  • Primary dental care: là cơ sở chăm sóc, cung cấp dịch vụ nha khoa tổng quát, lực lượng chủ yếu là các BSRHM tổng quát. Tạm dịch là cơ sở nha khoa tổng quát/chăm sóc nha khoa ban đầu/tuyến cơ sở. Đối chiếu với bối cảnh ở Việt Nam là các phòng khám nha khoa tư nhân, đơn vị nha khoa thuộc cở sở y tế địa phương (từ tuyến quận/huyện trở xuống) hoặc các cở sở y tế tư nhân tương đương. Khi gặp phải các trường hợp lâm sàng vượt ngoài kỹ năng và kiến thức của mình, nhân viên y tế tại cơ sở này sẽ chuyển bệnh nhân đến cơ sở “secondary dental care”.
  • Secondary dental care: là cơ sở chăm sóc, cung cấp dịch vụ nha khoa chuyên sâu, lực lượng chủ yếu là các chuyên gia có thể tham vấn hoặc xử lý các trường hợp được chuyển từ cơ sở nha khoa tổng quát. Đồng thời đây cũng là nơi triển khai các nghiên cứu và phương tiện đào tạo sinh viên đại học và sau đại học. Tạm dịch là cơ sở nha khoa chuyên sâu/tuyến trung ương. Đối chiếu với bối cảnh ở Việt Nam là các khoa RHM thuộc bệnh viện đa khoa cấp tỉnh/thành phố, bệnh viện chuyên khoa RHM, cơ sở đào tạo RHM tư nhân và công lập.
  • National Health Service (NHS) là hệ thống chăm sóc y tế công lập của Anh (England), thuộc một trong bốn hệ thống dịch vụ y tế quốc gia trong lãnh thổ Vương quốc Anh. NHS hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn thu từ thuế và một phần nhỏ phí bảo hiểm quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam có thể tương đương với Bảo hiểm Y tế.

Bài viết này hướng đến BSRHM tổng quát hành nghề tại cơ sở nha khoa tổng quát.

1. GIỚI THIỆU

Bệnh nhân đã mắc ung thư hoặc đang sống cùng với bệnh ung thư có khả năng đã hoặc vẫn đang dùng một số loại điều trị. Các điều trị này ít nhiều có tác dụng bất lợi có thể ảnh hưởng đến điều trị nha khoa. Quyết định can thiệp nha khoa nên được cá nhân hóa, có xem xét đến tiền sử y khoa, tiền sử ung thư, các điều trị đã và đang thực hiện trên bệnh nhân và khả năng dung nạp điều trị nha khoa của họ. Hiện không có Hướng dẫn của Vương quốc Anh cho BSRHM tổng quát về việc cung cấp dịch vụ nha khoa cho bệnh nhân ung thư bao gồm tất cả loại hình điều trị ung thư cũng như ảnh hưởng của các liệu pháp này đến điều trị nha khoa.

Tài liệu này sẽ cung cấp những nội dung cần cân nhắc khi cung cấp điều trị nha khoa và thông tin về tác dụng bất lợi thường gặp của liệu pháp ung thư có thể ảnh hưởng khi nhân viên nha khoa thực hiện điều trị.

2. KHUYẾN CÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

2.1 Bệnh nhân cần điều trị nha khoa xâm lấn

Điều trị nha khoa xâm lấn bao gồm nhổ răng, rạch và dẫn lưu khối sưng trong miệng, quy trình khám chuyên khoa nha chu toàn diện, xử lý mặt chân răng, lấy vôi răng và trám răng dưới nướu, thủ thuật lật vạt như phẫu thuật nha chu và cấy ghép nha khoa, phẫu thuật cắt nướu thẩm mỹ và sinh thiết.


Lược đồ đánh giá nguy cơ hoại tử xương hàm do thuốc

2.2 Bệnh nhân điều trị nha khoa không xâm lấn

Điều trị không xâm lấn bao gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng, trám bít hố rãnh, điều trị phục hồi không sang chấn, làm hàm giả, gắn (và gắn lại) mão răng, gây tê tại chỗ, khám nha chu cơ bản, điều trị tủy, lấy vôi răng và đánh bóng trên nướu, khám răng và chụp phim X-quang.

2.3 Bệnh nhân có nhiễm khuẩn răng

  • Cần phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt và điều trị nhiễm khuẩn tích cực
  • Nhận điện và xử trí sớm nhiễm khuẩn răng-xương ổ rất quan trọng vì bệnh nhân suy giảm miễn địch dễ suy nhược trong thời gian ngắn. Nếu không điều trị, nhiễm khuẩn tại chỗ sẽ lan rộng và gia tăng biến chứng đe dọa tính mạng.
*Công cụ hỗ trợ quyết định Độ tin cậy Nhiễm khuẩn của Vương quốc Anh: https://sepsistrust.org/professional-resources/clinical-tools/, bản dịch tiếng Việt tại đây.

2.4 Khuyến cáo chung cho bệnh nhân ung thư sau khi hoàn tất điều trị ung thư

TÀI LIỆU BIÊN DỊCH

How should adults with cancer be managed by general dental practitioners if they need dental treatment?

https://www.sdcep.org.uk/wp-content/uploads/2017/04/SDCEP-MRONJ-Guidance-Assessment-of-Patient-Risk.pdf

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.sps.nhs.uk/articles/what-should-be-considered-when-choosing-or-prescribing-saliva-substitutes/

https://www.nature.com/articles/4801262

https://sepsistrust.org/professional-resources/clinical-tools/

https://en.wikipedia.org/wiki/National_Health_Service_(England)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến