THE HAPPY BRAIN - DEAN BURNETT

GIỚI THIỆU SÁCH BỘ NÃO HẠNH PHÚC 

 VÀ THÓI QUEN ĐỌC

 

Hồi cấp 3, có nhỏ bạn "thân ai nấy lo" hỏi một câu kiểu đi thi Beauty Queen "Theo em, đâu là nơi em cảm thấy hạnh phúc nhất? " Đến giờ thì vẫn thấy câu trả lời ngày thơ ngây vụn dại đó không có gì thay đổi dù sau bao giông tố cuộc đời (giữ bí mật không nói ra đây đâu, ahihi) 😆. Gần đây, hội chị em thân thiết của Harry thay phiên nhau đọc sách về "Hạnh phúc", tham gia khóa học về "Hạnh phúc". Mặc dù không hẹn trước nhưng cũng đúng lúc Harry vừa đọc xong cuốn sách "The Happy Brain" của tác giả Dean Burnett. Sau đây là một số review về tác giả cũng như quyển sách kèm theo là chia sẻ về thói quen đọc sách của cá nhân. Review dành cho ai yêu thích đọc sách, và chia sẻ cách đọc cho các bạn trẻ có thêm góc nhìn về "văn hóa đọc". Không hẳn cứ ôm khư khư quyển sách bên mình mới là tốt. Hãy chọn cách đọc phù hợp với chính mình! 

Sơ lược về tác giả Dean Burnett 

Dean Burnett là một nhà khoa học về thần kinh, blogger, đôi khi là diễn viên hài kịch và một nhà văn. Ông sống tại Cardiff và hiện là giảng viên về tâm thần học tại Trường Tâm lý học Đại học Cardiff. Quyển sách đầu tay của ông, The Idiot Brain (tạm dịch Bộ não ngốc nghếch), là một trong các đầu sách nước ngoài bán chạy nhất (bestseller) trên 20 quốc gia.

"Thực ra thì mình không có thói quen chọn sách bestseller, cũng không nhớ nổi tên tác giả nước ngoài để tìm đọc. Với mình, mỗi quyển sách đến là một dịp để soi chiếu lại bản thân, không hẳn chỉ để học hỏi (vì đôi khi những điều trong đó mình đã biết bằng trải nghiệm và sự nhạy cảm của bản thân) mà còn tìm sự đồng điệu hay góc nhìn đa chiều về cuộc sống. Tất cả đều cần được suy xét và tôn trọng."

Sơ lược về sách "The Happy Brain" 

Giá: sách giấy (~300.000VND), ebook (Kindle) (~200.000VND), có thể tải free trên epub.vn mà máy mình không đọc được, mấy bạn có thể test thử. 

"Với mức giá này theo mình là chấp nhận được, nên cứ mua để thể hiện sự trân trọng với đóng góp chất xám của người khác. Đứa em mình thì bảo nên sử dụng ebook để bảo vệ môi trường, mình thì thấy đọc sách giấy có thú vui riêng. Còn bạn thì sao? " 

Ngôn ngữ: tiếng Anh, mình có kiểm tra thử trên Google mà không thấy có sách dịch tiếng Việt, nên ai không biết tiếng Anh thì chắc phải chờ thêm thời gian nữa. Vì tác giả khai thác vấn đề ở góc độ khoa học nên sẽ có nhiều thuật ngữ liên quan đến hệ thần kinh mà các bạn ngoài ngành y có thể gặp chút khó khăn. 

"Chọn sách theo chủ đề yêu thích bằng ngôn ngữ mà mình muốn rèn luyện là một trong những cách giúp mình nâng cao trình độ ngoại ngữ. Từ đó, khi giao tiếp, mình cũng tự tin với vốn từ và hiểu biết về lĩnh vực nào đó mà đối tác quan tâm."

Hình thức trình bày: Sách dày khoảng 300 trang nhưng cỡ chữ khá to nên dễ đọc, mình không có thời gian nên mỗi tối đọc tầm 10 trang rồi đi ngủ, nên cũng hơi lâu lâu. Toàn bộ nội dung là văn bản, không có hình minh họa. 

"Mình hay vừa đọc vừa đối chiếu về bản thân. Sau khi đọc xong mình cũng dành thời gian gian để suy ngẫm, tư duy phản biện vì không phải cái gì người ta viết cũng đúng. Hoặc đọc lại những chương cảm thấy chưa hiểu hết, hiểu đúng ý tác giả. Đó cũng là lý do mình không đặt mục tiêu số lượng sách phải đọc. Với mình, cảm giác đọc hết một quyển sách và ứng dụng nó vào tư duy, cuộc sống thú vị hơn là thấy nhiều sách trên kệ."

Văn phong: văn phong gãy gọn, súc tích, từ vựng thông dụng, ngữ pháp đơn giản. Cách lập luận rõ ràng, mỗi chương với phần dẫn nhập khá đời thường, thân bài có luận điểm, luận chứng rất khoa học và thuyết phục, nếu đọc không hiểu hoặc hơi hoang mang thì có thể vớt vác ngay kết luận ở mỗi chương rất khúc chiết, dễ hiểu.

"Một trong những cách để viết tốt chính là nhờ đọc nhiều. Vì qua đó, mình sẽ học được cách diễn giải, nêu luận điểm, cách dùng từ, văn phạm của tác giả."

Nội dung: sách có 8 chương xoay quanh các khía cạnh của "Hạnh phúc". Mọi người sẽ bắt gặp những khái niệm khá hàn lâm về các vùng não chi phối cảm giác "Hạnh phúc", các nội tiết tố liên quan đến "Hạnh phúc", những nghiên cứu có cả các thất bại và sai lầm về mặt phương pháp tiếp cận; các nhận định khá quen thuộc như "Nhà là nơi hạnh phúc nhất", "Lao động là hạnh phúc", "Hạnh phúc khi ở bên người thương yêu", đến các khía cạnh trần trụi hơn như "Cảm giác hạnh phúc trong quan hệ tình dục", "Hạnh phúc của người này là bất hạnh của kẻ khác", "Sự nghiện ngập và cảm giác hạnh phúc", v.v... Tất cả sẽ được soi chiếu dưới góc nhìn khoa học bằng các lý giải rõ ràng và chân thực. Dĩ nhiên, khoa học về não bộ là một lĩnh vực khó nhằn, còn nhiều tranh cãi, nên tác giả cũng không thể giải đáp hết tất cả vấn đề đến tận cùng gốc rễ. 

"Điều mình thu nhặt được từ quyển sách này là cái nhìn đa chiều và tư duy khoa học hơn khi lý giải về "Hạnh phúc". Ngoài ra, các nội dung không chỉ gói gọn trong 2 từ "Hạnh phúc" mà thông qua đó, tác giả trình bày cách vận hành của não bộ, giúp người đọc có thể tự lý giải và áp dụng vào công việc như giúp kiểm soát cảm xúc, quản lý nhân sự hay vào học tập như khuynh hướng ghi nhớ thông tin, v.v..."

Nhân đây, trích dẫn một số đoạn văn bản mà mình thấy thú vị từ các chương sách, vừa để mọi người tự đánh giá có thích đọc hay không, vừa để tự kiểm tra thử trình độ tiếng Anh, mắc công nghe lời mình mua về rồi không thích hay không đọc thì phí thời gian và tiền bạc lắm. Bật mí là mình thích nhất chương 7 "The Dark Side of Happiness" (Mặt tối của Hạnh phúc).

Chemical happiness

Essentially, it seems that trying to pin happiness on a specific chemical is the wrong approach. They're involved, but not a cause [...] And so it may be that the chemicals described here are to happiness what paper is to money; they allow it to exist, but their role is mostly incidental. (p.19)

Home and happiness

Perhaps it's fairer to say our homes help us to avoid unhappiness, rather than making us happy [...] 'not being in debt' is different from 'being rich'. Our homes are involved in every aspect of our lives, and our brains interact with them in too many ways, to definitively say they make us happy in one particular way. Maybe, then, the point of a home is that it satisfies a sufficient number of our basic needs and requirements so that we are then able to focus our energies on other things that make us happy? Work, entertainment, family, relationships, creativity, etc. Rather than making us happy, our homes make it easier for us to be happy. (p.69)

Work and jobs in happiness

[...] we need to work, but we technically don't need to be happy. We're meant to be happy when good things happen for us, or we're doing things we enjoy. But by insisting on constant happiness, as many workplaces and even much of modern society seem to, we're throwing things out of balance, simultaneously cutting our brains off from a more diverse range of emotional experiences, and overtaxing it. It turns out the work-life balance may be more valid than I previously thought but the keyword isn't 'work', it's the 'balance', which too many overlooks, much to their detriment. [...] from the brain's perspective, happiness often is work! (p.103)

The impact of other people on our happiness

[...] a desire for the approval, admiration, and respect of fellow humans. On the other hand, other people can be a source of considerable unhappiness: toxic co-workers, fraught domestic situations, estranged family, sandwich artists maliciously tricking you into saying something embarrassing [...] (p.105)
[...] our desire to form relationships and gain the approval of our communities. (p.109)
[...] You have to know who is who, observe rules and social norms to maintain peace and be accepted within the community, coordinate your actions with others in activities like hunting, defense, foraging, etc. (p.109)
[...] Being part of a social group may be easier if you're intelligent, but it's not essential. (p.109)

The Dark Side of Happiness

Our brains allow us to suppress or downplay the importance of regrettable things in our past, to preserve or ensure our happiness. Usually, that's fine; dwelling on our flaws and mistakes can damage our confidence and wellbeing if take to excess. On the other hand, persistently ignoring or skimming over bad, unhelpful, or unflattering information can eventually become misleading, even dishonest. (p.219)
Humans are often downright awful, sometimes because they're made happy by doing or experiencing things that are unpleasant, dangerous, or just plain nasty. (p.220)

Many things are objectively bad: unhealthy food, alcohol, drugs, gambling, dangerous violent sports, and so on. Why do people enjoy them? It's because the brain doesn't do things 100% rationally. Our brains still have limits with full of information in modern life, it must pick and choose what's important, and ignore, downplay or just disregard the rest. A lot of it is about timing. The longer the delay between action and consequence, the more difficult it is for our subconscious learning systems to make the connection. (p. 224-7)

Optimism bias: where we tend to assume a best-case scenario is a more likely outcome, based on nothing more than baseless assumptions. In many ways, this is actually helpful; a positive, optimistic outlook is reliably linked to improved mental wellbeing and tolerance of stressful events and can help with motivation and goals. On the other hand, assuming things will turn out fine can be unhelpful, even self-defeating... As a result, our predictions are often infused with unrealistic optimism. (p227-8)

We're less likely to care about upsetting someone if we can't tell that they're upset. So, if we're really happy, it's harder to recognize that someone else is unhappy, even if it's us that's making them unhappy. (p. 235)

Sometimes, it's a matter of logic. Our happiness can be incompatible with that of others. Basically, winning is fun. Winning makes us happy, makes us feel good about ourselves. But in order to win, someone has to lose. Basically, we have an instinctive need to be better than others. It's a deeply embedded instinctive drive, not some childish impulse (p.239-241)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến