RECURRENT APHTHOUS STOMATITIS - WHICH TREATMENT IS PROPER?
LOÉT ÁP TƠ - LIỆU PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?
GIỚI THIỆU
Viêm miệng áp tơ tái phát (recurrent aphthous stomatitis) (RAS) là bệnh lý niêm mạc miệng tự giới hạn (self-limited oral mucosa disease) phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tần suất bệnh từ 5 đến 66% tùy quốc gia. Đặc trưng của RAS là các vết loét tròn hoặc bầu dục trên bất kỳ vị trí nào của niêm mạc miệng, phổ biến ở phần biểu mô không sừng hóa (non-keratinized epithelium) như niêm mạc ở bờ lưỡi, niêm mạc môi-má (lingual margin, buccal and labial mucosa). Trước khi bùng phát triệu chứng, vị trí xuất hiện vết loét có cảm giác nóng rát (burning sensation) trong 2-48 giờ. Vết loét thường đơn lẻ, đôi khi có nhiều tổn thương cùng lúc. Vết loét phủ lớp màng giả màu vàng hoặc xám (yellow or gray pseudomembrane), bờ xung huyết (hyperemia). RAS có khi gây đau nhiều, ảnh hưởng chức năng nhai, nuốt và cả chất lượng cuộc sống.
Mặc dù hiện nay bệnh căn của RAS không rõ ràng, nhiều nghiên cứu chứng minh hệ miễn dịch giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển bệnh. Bên cạnh đó, vi sinh vật bao gồm hệ tạp khuẩn miệng (oral microbial flora) có khả năng khởi phát RAS trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đáp ứng miễn dịch.
LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Điều trị RAS hiện nay chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng: (1) làm giảm đau (pain reduction), (2) thúc đẩy lành thương (accelerate healing) + giảm kích thước vết loét (decrease in size of the lesion) và (3) phòng ngừa tái phát (prevent recurence). Tuy nhiên, chưa có liệu pháp nào bảm đảm lành thương hiệu quả tuyệt đối.
Sau đây là một số tác nhân dùng trong điều trị RAS:
- Corticosteroid tại chỗ (topical corticosteroids)
- Thuốc kháng viêm (anti-antiflammatory drugs)
- Thuốc giảm đau (analgesics)
- Thuốc tê (anesthetics)
- Thuốc kháng sinh (antibiotics) (tetracyclines)
- Thuốc súc miệng sát khuẩn (antiseptics mouthwash)
- Laser công suất thấp (low-level lasers)
- Liệu pháp thảo mộc (herbal therapy)
- Tác nhân ức chế miễn dịch (immunosuppressants)
- Tác nhân điều hòa miễn dịch (immunomodulators) (corticosteroids toàn thân, colchicine, azathioprine, dapsone và pentoxifylline)
- Tác nhân tăng cường miễn dịch (immunopotentiators)
MỘT SỐ LIỆU PHÁP THAY THẾ HOẶC BỔ TRỢ
LIỆU PHÁP LASER CÔNG SUẤT THẤP (Low-level laser therapy)
CURCUMIN
DOXYCYCLINE
PROBIOTICS
Probiotics là hỗn hợp các vi sinh vật thường trú ở miệng (healthy component of the normal oral microbial community) có khả năng cải thiện hệ tạp khuẩn có lợi và điều hòa miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã và đang đánh giá tác dụng của probiotics trong phòng ngừa sâu răng, viêm nướu (gingivitis), viêm niêm mạc miệng do các liệu pháp ung thư (cancer therapy-induced oral mucositis), viêm nha chu (periodontitis) và bệnh lý quanh implant (peri-implant diseases). Vì RAS có liên quan đến vi khuẩn và phản ứng của hệ miễn dịch ký chủ nên có khả năng tác động trong điều trị RAS.
Tổng quan của Cheng và cs (2020) ghi nhận có 7 thử nghiệm lâm sàng trong thời gian qua liên quan đến probiotics. Nhóm tác giả kết luận probiotics chỉ có hiệu quả giảm đau nhưng không làm giảm độ trầm trọng của vết loét. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều báo cáo không có tác dụng phụ trầm trọng nào khi sử dụng probiotics.
Thêm vào đó, thử nghiệm lâm sàng mới đây (2021) của Aggour và cs trên 60 bệnh nhân trẻ em và 60 người trưởng thành bị RAS ghi nhận viên ngậm probiotics chứa L. acidophilus làm giảm đau và tăng cường lành thương. Trong đó, tác dụng giảm đau rõ ràng hơn trên nhóm đối tượng trưởng thành còn tác dụng lành thương tốt hơn ở trẻ em. Do đó, trong thời gian chờ đợi các nghiên cứu mới, có thể sử dụng probiotics là một biện pháp hỗ trợ giảm đau cho BN RAS.
KẾT LUẬN
Điều trị RAS vẫn là một lĩnh vực còn để mở, do phần lớn ảnh hưởng của vết loét không đáng kể. Tuy nhiên, đối với một số cá thể có tần suất và độ trầm trọng cao, bên cạnh điều trị bằng kháng viêm tại chỗ hoặc toàn thân, có thể nghĩ đến các liệu pháp hỗ trợ trên để cải thiện kết quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Low-Level Laser Therapy and Topical Medications for Treating Aphthous Ulcers: A Systematic Review
- Efficacy of curcumin for recurrent aphthous stomatitis: a systematic review
- Single application of topical doxycycline in management of recurrent aphthous stomatitis: a systematic review and meta-analysis of the available evidence
- The efficacy of probiotics in management of recurrent aphthous stomatitis: a systematic review and meta-analysis
Nhận xét