THREE APPLICATIONS RECOMMENDED FOR LEARNING SPANISH

3 ỨNG DỤNG TỰ HỌC TIẾNG TÂY BAN NHA 


Lâu lâu quay lại chủ đề mà mình yêu thích là học ngoại ngữ. Bây giờ học ngoại ngữ có rất nhiều công cụ hỗ trợ. Sau đây, sẽ giới thiệu với mọi người 3 ứng dụng mình đã trải nghiệm để tự học tiếng Tây Ban Nha cơ bản nhé. 
Trước khi bắt đầu khám phá các ứng dụng này, có mấy điểm lưu ý như sau: 
1. Học cách phát âm bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha, chỉ cần lên Google hoặc Youtube là sẽ thấy rất nhiều. Sau đó là học ráp phần, ví dụ, c + a = ca (đọc giống như tiếng Việt). Đa phần cách phát âm của tiếng Tây Ban Nha giống cách phát âm tiếng Việt, cả nhà chỉ cần chú ý một số âm đặc biệt như: j, o, v và b, r, v.v...
2. Danh từ có phân chia giống: giống đực (thường tận cùng bằng "o"), giống cái (thường tận cùng bằng "a"). 
3. Đại từ nhân xưng có các ngôi: Tôi - bạn (số ít) - anh ấy/nó (giống đực) - cô ấy/nó (giống cái) - chúng tôi - bạn (số nhiều) - họ (giống đực, giống cái)
4. Tính từ và động từ sẽ chia theo giống (đực, cái) và số (ít, nhiều).
5. Tiếng Tây Ban Nha thuộc ngữ hệ La-tinh, nên ngữ pháp gần giống tiếng Pháp (bạn nào biết tiếng Pháp sẽ dễ tự học hơn). Đặc biệt, từ chuyên ngành có nguồn gốc tiếng La-tinh sẽ giống tiếng Anh/Pháp. Đó cũng là lý do mình tự học để đọc thêm tài liệu chuyên môn. 

Sau đây, cùng tìm hiểu về các ứng dụng này nhé! 
ỨNG DỤNG 1: DUOLINGO


Đặc điểm chính 
- Đăng nhập và tạo tài khoản cá nhân, chọn lựa ngôn ngữ sẽ học (learning language), ngôn ngữ mẹ đẻ/ngôn ngữ đã biết, chọn lựa mục tiêu học tập mỗi ngày. 
- Nội dung gồm từ vựng và ngữ pháp được phân chia theo chủ đề và cấp độ từ dễ đến khó. 
- Hình thức luyện tập: học từ vựng, dịch xuôi, dịch ngược, phát âm, chính tả...
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí 
- Có phiên bản tiếng Việt 
- Có thể học trên máy tính hoặc các thiết bị thông minh 
- Có thể điều chỉnh tốc độ đọc nếu nghe không rõ 
- Phù hợp cho người mới bắt đầu 
Nhược điểm 
- Vì miễn phí nên độ khó không cao nếu như muốn nâng cao trình độ 

ỨNG DỤNG 2: FluentU 

Đặc điểm chung 
- Đăng nhập và tạo tài khoản cá nhân, chọn lựa ngôn ngữ sẽ học (learning language), ngôn ngữ mẹ đẻ/ngôn ngữ đã biết, chọn lựa mục tiêu học tập mỗi ngày (1 phút, 5 phút, 10 phút v.v.../ngày). 
- Xem video và học từ vựng từ video. 
Ưu điểm 
- Chủ đề đa dạng và có phân cấp độ từ dễ đến khó.
- Có thống kê lượng từ vựng đã học và từ vựng cần ôn tập mỗi ngày.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Harry có liên hệ vài lần vì vấn đề thanh toán, được trả lời khá nhanh chóng và rõ ràng. 
Nhược điểm 
- Nhiều video bị hạn chế nếu chọn chế độ không đóng phí (Regular). Nếu đóng phí thì có gói 15$/tháng, 120$/năm (gói cơ bản), 200$/năm (gói nâng cao). 
- Hệ thống đóng phí có vấn đề, bị trục trặc mấy lần khi trả phí (bằng thẻ credit), không biết đã được khắc phục chưa, nhưng được cái khâu CSKH tốt. 

ỨNG DỤNG 3: Babel 

Đặc điểm chính 
- Đăng nhập và tạo tài khoản cá nhân, chọn lựa ngôn ngữ sẽ học (learning language), ngôn ngữ mẹ đẻ/ngôn ngữ đã biết. 
- Có các mục: học theo cấp độ (sơ cấp, trung cấp, cao cấp), theo chủ đề (từ vựng, ngữ pháp, từ địa phương, v.v...), từ cần ôn tập (nghe, viết, thẻ ghi nhớ,...)
Ưu điểm
- Bài học đa dạng (học từ vựng bằng hình ảnh + phát âm, giải thích ngữ pháp, nghe, viết, hội thoại, trắc nghiệm, v.v...)
- Sau mỗi cấp độ sẽ được cấp giấy chứng nhận :) 

Nhược điểm 
- Phải trả phí (44,7$/6 tháng) 
- Không có tiếng Việt 

Ngoài ra, dùng các ứng dụng này cũng có thể học được tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng khác nữa. 
Chúc cả nhà học tốt! 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến